Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: 1 Hoàn cảnh ra đời:

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 60 - 62)

1. Hoàn cảnh ra đời:

Năm 1987, đất nước đang trong thời kì đổi mới, cuộc sống có nhiều thay đổi.

2/ Tóm tắt tác phẩm:

Theo đề nghị của trưởng phòng để có được một bức ảnh nghệ thuật chụp cảnh thuyền và biển, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã thực hiện một chuyến đi thực tế tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần tìm kiếm, Phùng săn được cảnh thuyền và biển lúc bình minh thật đẹp. Thế nhưng, đằng sau cảnh đẹp đó, người nghệ sĩ đã chứng kiến một sự thật phũ phàng: cảnh lão đàn ông dữ dằn, thô kệch đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến sự việc này. Không thể nén chịu được nữa, Phùng đã xông ra can ngăn lão đàn ông, anh bị thương, được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đó, anh được nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc nhiên ...

Bức ảnh chụp cảnh thuyền và biển trong buổi sáng mờ sương của nghệ sĩ Phùng đã khiến trưởng phòng rất hài lòng và nó được treo ở nhiều nơi. Kì lạ thay, mỗi lần nhìn vào đó, bao giờ Phùng cũng thấy hiện lên hình ảnh người đàn bà chậm rãi bước ra rồi hoà lẫn vào trong đám đông…

3. Nội dung:

a/ Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

- Phát hiện ra vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương: chiếc thuyền ngoài xa mà ánh sáng và đường nét đều hài hoà, tuyệt đẹp.

+ Như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.

+ Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. → Người nghệ sĩ như bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ và tâm hồn như được gột rửa, trở nên trong trẻo

- Phát hiện thứ hai thật bất ngờ và trớ trêu như trò đùa của cuộc sống: ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác (lão đàn ông đánh vợ một cách tàn nhẫn, vô lí và người vợ nhẫn nhục chịu đựng)

→ Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia là thứ “thuốc rửa” làm những bức ảnh hiện lên thật khủng khiếp, ghê sợ.

b/ Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện: (là câu chuyện về sự thật cuộc đời)- Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường - Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập nhưng vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu đó.

- Nguồn gốc của sự chịu đựng, hi sinh của người đàn bà là tình thương đối với con. - Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn tìm ra được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.

→ Câu chuyện trên giúp Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều, hiểu hơn về cuộc đời, con người.

=> Con người, nhất là nghệ sĩ không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.

c/ Cảm nhận về các nhân vật tác phẩm:*. Người đàn bà: *. Người đàn bà:

- Ngoài 40 tuổi, mặt rỗ, “khuôn mặt mệt mỏi”: cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.

- Vì tình thương những đứa con, người đàn bà lặng lẽ chấp nhận bị hành hạ, chịu đựng mọi đau đớn.

- Cam chịu, nhẫn nhục, không bao giờ để lộ cảm xúc ra bên ngoài. → Người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh.

*. Lão đàn ông:

- Cuộc sống đói khổ, cực nhọc, lo toan đã biến “anh con trai hiền lành” thành một người chồng vũ phu, độc ác.

- Đánh đập vợ con như là cách để giải toả ất uất, buồn phiền.

→ Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính người thân của mình.

*. Chị em Phác

- Chị thằng Phác hiểu biết, can đảm (cản việc làm dại dột của em); biết chăm sóc, lo toan gia đình thay mẹ.

- Thằng Phác: Gây cảm động cho người đọc bởi tình thương mẹ dạt dào.

*. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

- Biết căm ghét, phẫn nộ trước mọi sự áp bức, bất công.

- Anh cảm thấy hạnh phúc, xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của cảnh thuyền và biển lúc bình minh.

- Kinh ngạc, túc giận trước sự bạo hành của cái xấu, cái ác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hành động như một phản xạ tự nhiên: “vứt cái máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” đề ngăn việc làm xấu xa của người đàn ông.

→ Không vì nghệ thuật mà bỏ quên cuộc đời. Sẵn sàng làm tất cả vi cuộc sống tốt đẹp.

4. Nghệ thuật:

- Xây dựng cốt truyện độc đáo: tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.

+ Ngôn ngữ kể chuyện (tác giả hoá thân vào nhân vật Phùng) điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể chuyện khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục.

+ Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

Câu hỏi:

1. Vẻ đẹp của chiếc thuyên ngoài xa trên biển sớm mờ sương được miêu tả như thế nào trong tác phẩm? Cảm nhận của người nghệ sĩ nhiếp ảnh về cảnh đẹp đó?

2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đằng sau khung cảnh thơ mộng đó là gì? Thái độ của Phùng khi chứng kiến cảnh diễn ra ở gia đình hàng chài nói lên điều gì? 3. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện đã tác động như thế nào đến những người như Phùng, Đẩu?

4. Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?

5. Nhân vật nào trong tác phẩm đã để lại anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? vì sao?

G. MỘT ĐOẠN TRÍCH KỊCH:

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ I/ Tác giả:

- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức.

- Từ năm 1965-1970: phục vụ quân đội.

- Từ năm 1970-1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. - Từ năm 1978-1988: bắt đầu sáng tác.

- Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch.

- Đóng góp xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ là soạn kịch. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

*. Tác phẩm tiêu biểu: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta ...

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 60 - 62)