Tác phẩm “Rừng xà nu”: 1 Hoàn cảnh sáng tác:

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 56 - 58)

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965. Đây là tác phẩm nổi tiếng được Nguyên Ngọc viết trong những năm kháng chiến ác liệt chống đế quốc Mĩ.

2. Tóm tắt tác phẩm:

Làng của người dân Xôman thuộc bộ tộc Strá bị tàn sát đau thương bởi đạn đại bác của giặc.

Tnú - người anh hùng của dân làng Xôman - về thăm làng sau 3 năm đi lực lượng. Trong buổi họp mặt, cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời hoạt động của Tnú.

Tnú mồ côi cha mẹ, được dân làng Xôman nuôi lớn. Từ nhỏ, Tnú đã cùng với Mai đi làm liên lạc cho cán bộ cách mạng là anh Quyết ở trong rừng. Có lần, Tnú bị bắt khi đang làm nhiệm vụ, Tnú nhanh trí nút lá thư vào bụng và quyết không khai dù bị tra tấn dã man.

Sau 3 năm bị tù, Tnú trốn về, thay anh Quyết hướng dẫn dân làng khởi nghĩa. Giặc bao vây làng, quyết định bắt cho bằng được Tnú. Không bắt được Tnú, chúng bắt vợ con anh tra tấn dã man. Tnú xông vào giữa bọn lính che chở cho vợ con nhưng anh đã không cứu sống được họ. Anh bị giặt bắt, chúng đốt 10 đầu ngón tay anh bằng nhựa xà nu nhưng anh vẫn giữ được tinh thần.

Sau đó, dưới sự chỉ huy của cụ Mết, đám thanh niên ở trong rừng về giết hết bọn giặc, cứu Tnú. Tuy mỗi ngón tay trên bàn tay Tnú chỉ còn 2 đốt, Tnú vẫn tham gia lực lượng giải phóng quân chiến đấu bảo vệ quê hương.

3. Nội dung:

a/ Ý nghĩa hình tượng rừng xà nu:

Mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình ảnh rừng xà nu. Nó vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.

- Ý nghĩa hiện thực: Thiên nhiên bị tàn phá dữ dội trong chiến tranh nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt.

Cây xà nu, rừng xà nu là hiện thân cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên, của thiên nhiên đất nước.

- Ý nghĩa tượng trưng: Tượng trưng cho số phận đau thương nhưng rất bất khuất, kiên cường của dân tộc Tây Nguyên trong việc cầm vũ khí đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương. Sức sống của rừng xà nu cũng là sức sống mãnh liệt, bền bĩ của dân làng Xôman nói riêng, của Tây Nguyên nói chung và hơn là của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

b/ Hình tượng nhân vật: *. Cụ Mết: *. Cụ Mết:

- Ngoại hình rắn rỏi, tính cách trầm tĩnh, vững vàng, sáng suốt, là gạch nối của Đảng với đồng bào dân tộc.

- là người đứng đầu buôn làng, có vai trò giáo dục rất lớn đối với dân làng.

→ Biểu tượng cho sức mạnh vật chất và tinh thần có tính truyền thống và cội nguồn của các dân tộc Tây Nguyên.

- Có đôi mắt bình thản, trong suốt, nghiêm khắc biểu hiện một bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống.

- Gương mẫu, nhiệt tình, rất nguyên tắt. - Tình cảm sâu sắc nhưng lặng lẽ, kín đáo.

*. Bé Heng: Tiêu biểu cho thế hệ trẻ sẽ còn vươn xa hơn nữa; gắn bó với cách mạng, tự hào về quê hương.

*. Tnú (Nhân vật trung tâm):

- Mồ côi cha mẹ, được dân làng Xôman nuôi lớn. - Phẩm chất:

+ Gan góc, mưu trí, táo bạo, dũng cảm (lúc còn làm liên lạc, học chữ, nuôi cán bộ trong rừng ...)

+ Giàu tình yêu quê hương, nhận thức sâu sắc về Đảng, trung thành với cách mạng, gắn bó với mọi người trong buôn làng.

+ Căm thù giặc sâu sắc. + Có ý thức kỷ luật cao.

+ Có nỗi đau lớn về thể xác và tinh thần nhưng biết vượt lên mọi đau đớn, bi kịch của gia đình, bản thân để đấu tranh kiên cường, bất khuất hướng về lí tưởng cách mạng. Khắc sâu chân lí cụ Mết truyền dạy “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

→ Là con chim đầu đàn của Tây Nguyên anh hùng.

4. Giá trị nghệ thuật:

- Mang đậm màu sắc sử thi.

+ “Rừng xà nu” là tiếng nói lịch sử của thời đại gắn liền với những vận động, biến cố có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ “Rừng xà nu” mang một hình thức sử thi hoành tráng từ hình ảnh (rừng núi, con người) đến âm hưởng qua lời văn giàu sức tạo hình, giàu nhạc điệu.

- Thủ pháp nhân hoá, tượng trưng: rừng xà nu → con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

- Kết cấu, cốt truyện độc đáo.

Câu hỏi:

1. Tìm những chi tiết trong tác phẩm miêu tả vẻ đẹp và sức sống của rừng xà nu? 2. Ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu?

3. “Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm.” Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào?

4. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xôman nói lên chân lí lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ?

5. Phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?

4. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - Nguyễn ThiI/ Tác giả: I/ Tác giả:

- Nguyễn Thi (1928-1968) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca.

- Quê hương: Hải Hậu - Nam Định. - Cuộc sống tủi cực, vất vả từ nhỏ.

- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và năm 1962 ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam.

- Năm 1968, ông hy sinh ở mặt trận Sài Gòn.

- Nguyễn Thi gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời ký kháng chiến chống Mĩ.

- Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu.

- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.

- Ngôn ngữ Nguyễn Thi góc cạnh, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 56 - 58)