Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 58 - 60)

1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt (chống Mĩ cứu nước) khi tác giả công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng”

2. Tóm tắt tác phẩm:

Việt là một chiến sĩ giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ - Ngụy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt cố nén nỗi đau riêng vất vả nuôi con khôn lớn, và cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm. Truyền thống cách mạng vẻ vang và những đau thương, mất mát của gia đình được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ gia đình.

Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc, quyết tâm lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má.

Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức đưa Việt về với những kỷ niệm thân thiết về má, chị Chiến, chú Năm và đồng đội ...

Việt được đưa về điều trị, sức khoẻ hồi phục dần và tiếp tục chiến đấu để xứng đáng hơn nữa với truyền thống của gia đình, quê hương.

3. Nội dung:

a/ Truyền thống gia đình đã gắn bó những con người với nhau:

- Căm thù giặc sâu sắc.

- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc.

- Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung, son sắc với quê hương và cách mạng. → Tạo nên một dòng sông truyền thống.

b/ Nét riêng của từng con người trong gia đình:*. Chú Năm: *. Chú Năm:

- Là tác giả của cuốn gia phả ghi lại những chiến công và bao mất mát, đau thương của gia đình do tội ác của giặc gây ra.

- Là người lao động chất phác và rất giàu tình cảm (tiếng hò của chú chứa đầy tâm tư, cảm xúc).

→ Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh truyền thống của gia đình.

*. Má Việt:

- Căm thù giặc sâu sắc, gan góc.

- Đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con; biết ghìm nén đau thương để nuôi con, đánh giặc.

→ Biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

- Tính cách rất đa dạng: vừa có nét “trẻ con” của một cô gái mới lớn, vừa biết nhường nhịn em, lo toan gia đình.

- Giống mẹ: gan góc, đảm đang.

- Khác mẹ: ở vẻ trẻ trung, thích làm duyên, xung phong đi đánh giặc, trả thù nhà, với lời thề sắt đá: “làm thân con gái ra đi, tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất”.

→ Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc.

*. Việt:

- Tính cách rất “trẻ con, hồn nhiên, hiếu động. - Có tình thương yêu và gắn bó sâu sắc với gia đình.

- Dũng cảm, kiên cường, gan góc, luôn sôi nổi tinh thần chiến đấu, quyết tâm lập nhiều chiến công để trả mối thù lớn.

→ Một con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần tiến công cách mạng.

4. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo: “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt: đó là dòng hồi tưởng đứt nối của anh khi bị thương nằm ở chiến trường.

→ Câu chuyện tự nhiên, sống động, hấp dẫn; đồng thời nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.

- Ngôn ngữ góc cạnh, có giá trị tạo hình và mang đậm tính chất Nam Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng nhân vật qua những chi tiết cụ thể, đắt giá; tạo được không khí chân thực, sống động.

Câu hỏi:

1. Phân tích nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác phẩm?

2. Nét đặc sắc trong tính cách của các nhân vật: chú Năm, má Việt,chị Chiến và Việt? 3. Trong tác phẩm, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển...”

Anh(chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt?

4. Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm? Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích đã học?

5. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh ChâuI/ Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) I/ Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

- Quê quán: Quỳnh Lưu - Nghệ An.

- Năm 1950: ông tham gia quân đội và là nhà văn quân đội.

- Sau năm 1975, văn chương Nguyễn Minh Châu trở về với đời thường, đi sâu, khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

→ Là nhà văn “Mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.

* Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Bến quê (1985), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lan (1989) ...

Một phần của tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp ngữ văn 12 doc (Trang 58 - 60)