Theo Khoản 1 Điều 4 và Điều 13 NĐ 92/2009/NĐ-CP quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã như
sau: xã loại 1 không quá 25 người; xã loại 2 không quá 23 người; xã loại 3
không quá 21 người; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: xã loại 1 được bố trí tối đa khơng q 22 người; xã loại 2 được bố trí tối đa khơng q 20 người; xã loại 3 được bố trí tối đa khơng quá 19 người. [3]
Theo Khoản 1 Điều 4 và Điều 13 NĐ số 34/2019/NĐ-CP thì số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn như sau: Loại 1 tối đa 23 người; loại 2 tối đa 21 người;
loại 3 tối đa 19 người. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: xã loại 1 tối đa 14 người; xã loại 2 tối đa 12 người; xã loại 3 tối đa 10 người. [4]
Qua thực tế CQĐP cấp xã đội ngũ cán bộ, công chức thực tế cấp xã giảm nhưng khối lượng cơng việc nhiều. Do đó, thiếu rất nhiều nguồn lực để thực thi nhiệm vụ và triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở của cán bộ, cơng chức trong thực thi công vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân. Tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, CQĐP với Nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhất là vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện giám
sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Nâng cao vai trị trách nhiệm, trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy trong CQĐP trong thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ trên từng lĩnh vực được phân công đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luân về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất, nội dung, mối quan hệ của HĐND và UBND cấp xã trên các lĩnh vực, những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến mối quan hệ đó.
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND có nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ KT – VHXH, QPAN và các nhiệm vụ khác khi được UBND cấp trên trực tiếp ủy quyền. Vì vậy, hoạt động của HĐND và UBND dân có mối quan hệ mật thiết với nhau trong công việc thực hiện nhiệm vụ QLNN tại địa phương, mỗi cơ quan hoạt động độc lập với nhau, UBND chịu sự giám sát của HĐND trên các lĩnh vực được quy định trong luật.
Qua đó, cơ bản đã khái quát được vị trí, chức năng, quyền và nghĩa vụ của HĐND và UBND trong mối quan hệ QLNN cấp xã nói chung. Từ đó, từng cơ quan thể hiện vai trị trách nhiệm của mình trong thực hiện các chức năng riêng của mình trong cơ cấu tổ chức cơ quan HCNN ở địa phương. HĐND thể hiện tính quyết định của mình, UBND tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật.
Chương 2