dân cấp xã ở huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3.1. Tổ chức hoạt động Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 2.1: Tổ chức HĐND cấp xã
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì HĐND cấp xã gồm Chủ tịch HĐND và một Phó Chủ tịch HĐND. Thường trực HĐND các xã - thị trấn gồm 02 thành viên
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
BAN PHÁP CHẾ BAN KINH TẾ - XÃ HỘI
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, trong đó Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy xã kiên Chủ tịch HĐND xã, hoạt động kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch HĐND xã hoạt động chuyên trách. Theo quy định các chức danh này do HĐND xã bầu tại kỳ họp thứ nhất của khóa mỗi khóa trong số các đại biểu HĐND cấp mình theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND hoặc chủ tọa kỳ họp.
Thường trực HĐND là cơ quan Thường trực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại điều 104 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:
Triệu tập các kỳ họp của HĐND; đôn đốc, kiểm tra UBND thực hiện các nghị quyết của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi xét thấy cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; trình HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này; giữ mối liên hệ UBMTTQ xã và thông báo cho UBMTTQ cùng cấp về hoạt động của HĐND. [26, tr. 108-110]
HĐND cấp xã ở huyện Hóc Mơn gồm có xã - thị trấn, HĐND tổ chức theo từng đơn vị hành chính. HĐND xã – thị trấn có cơ cấu tổ chức cơ bản giống nhau có thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND do cử tri xã – thị trấn bầu ra. HĐND xã – thị trấn gồm Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã – thị trấn.
Tổ chức HĐND cấp xã thuộc huyện Hóc Mơn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Qua đó HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đồng thời đại diện cho nhân dân địa phương thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. HĐND xã có quyền ra các nghị quyết và quyết định những vấn đề ở địa phương.
Cơ cấu HĐND cấp xã:
HĐND cấp xã thuộc huyện Hóc Mơn theo quy định pháp luật có cơ cấu đại biểu trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 có từ 30 đến 35 đại biểu. Tổng số đại biểu HĐND xã – thị trấn 410 đại biểu. [33]
Bảng 2.1. Đại biểu HĐND cấp xã huyện Hóc Mơn nhiệm kỳ 2016 –
2021
Stt Đơn vị Số lượng đại biểu
ấn định
Số lượng đại biểu được bầu
01 Thị trấn Hóc Mơn 33 33
02 Tân Xuân 35 35
03 Trung Chánh 33 33
04 Xuân Thới Đông 35 35
05 Bà Điểm 35 35
06 Xuân Thới Thượng 35 35
07 Xuân Thới Sơn 35 35
08 Tân Thới Nhì 34 34
09 Tân Hiệp 35 35
10 Thới Tam Thôn 35 35
11 Đông Thạnh 35 35
12 Nhị Bình 30 30
Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn
Bảng 2.2. Cơ cấu thành phần Đại biểu HĐND cấp xã huyện Hóc Mơn Đại biểu trúng
cử
Đại biểu nữ
Đại biểu biến động
Số lượng đại biểu hiện nay
410 132 69 341
Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn
Bảng 2.3. Chất lượng Đại biểu HĐND cấp xã Tổng số Đại biểu hiện nay Tôn giáo Dân tộc Trình độ Th.s ĐH CĐ TC 341 29 04 05 196 20 47
Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn
HĐND cấp xã: gồm có Thường trực HĐND do HĐND cấp xã bầu ra.
Thường trực HĐND gồm có Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND; Phó Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động chuyên trách; thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là là thành viên UBND cùng cấp. Theo
HĐND cấp xã gồm 02 ban: Ban Pháp chế và Ban Kinh tế và Theo khoản 1, khoản 6 điều 108 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. [26, tr.113-114]. Nhiệm vụ của các Ban HĐND cấp xã Theo điều 109 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. [26, tr.115]
Nhiệm vụ của các Ban HĐND cấp xã tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp
của HĐND; thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, giám sát hoạt động của UBND; giám sát văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo kết quả hoạt động giám sát; báo cáo công tác trước HĐND và Thường trực HĐND.
Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 HĐND cấp xã được thành lập hai ban Ban đây là hoạt động mới của HĐND, giúp cho HĐND nhân dân thẩm tra các nội dung trước khi trình kỳ họp xem xét và quyết định. Mỗi ban của HĐND cấp xã gồm 05 thành viên điều hoạt động kiêm nhiệm. Trên cở sở đề xuất đúng theo quy định pháp các của HĐND cấp xã trong thời gian qua hoạt động chưa có điểm nỗi bật và hiệu quả chưa cao. Đa số Trưởng Ban, Phó Trưởng ban và các thành viên là Trưởng các đoàn thể và BND cấp hoạt động kiêm nhiệm, nhiều khi chưa nắm hết các lĩnh vực của UBND cùng cấp để đề ra nội dung giám sát các mặt cơng tác của UBND, khơng có nhiều thời gian để thực hiện nhiệm vụ của ban đề ra do phải thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể minh phụ trách, chất lượng hoạt động của các Ban chưa cao, các thành viên còn ngại va chạm, ít góp ý kiến của mình trong hoạt động giám sát.
Cụ thể như sau: Ban Pháp chế HĐND xã Nhị Bình gồm 05 thành viên: Trưởng Ban là Cán bộ dân vận, Phó Trưởng Ban là giáo viên trường học, 02 thành viên là Trưởng Ban nhân dân ấp, 01 thành viên là trưởng trạm y tế xã.
Ban Kinh tế – xã hội HĐND xã Nhị Bình gồm 05 thành viên: Trưởng Ban là Chủ tịch Hội nơng dân xã, Phó trưởng ban là Bí thư xã đồn, 01 thành viên là hiệu trưởng trường Mẫu giáo, 01 thành viên là trưởng Ban nhân dân ấp, 01 thành viên là Phó Chủ tịch Hội nông dân xã.
Tổ chức kỳ họp của HĐND cấp xã:
Theo quy định pháp luật tại kỳ họp thứ nhất của HĐND tập trung thực hiện nhiệm vụ bầu cử bộ máy của HĐND và UBND như: chức danh Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, các Ban HĐND, Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND. Trong các kỳ họp thảo luận các nội dung công khai, dân chủ và quyết định theo đa số các nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Luật quy định HĐND quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của HĐND đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ; kỳ họp chuyên đề khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu.
HĐND cấp xã hoạt động chủ yếu là tại các kỳ họp, hiệu quả hoạt động gắn liền với chất lượng các kỳ họp được nâng cao, thực hiện dân chủ, công khai. HĐND cấp xã của huyện Hóc Mơn họp định kỳ vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 của mỗi năm. Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 HĐND cấp xã đã tổ chức 208 kỳ họp (trong đó có 88 kỳ họp bất thường, theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 quy định nay là kỳ họp chuyên đề), cách thức tổ chức các kỳ theo đúng quy định. Ngoài ra, HĐND cấp xã còn phối hợp ban hành Quy chế phối hợp hoạt động của Thường trực HĐND – UBND – UB.MMTQ xã. Nhìn chung, trong nhiệm kỳ chất lượng các kỳ họp được nâng lên, thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ tập trung thảo luận các vấn đề mà cử tri quan tâm.
Trước khi tiến hành kỳ họp Thường trực HĐND – UBND – UB.MMTQ cấp xã thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp, cơng tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp các nội dung đều được công khai trên hệ thống đài truyền thanh xã – thị trấn; chuẩn bị nội dung, báo cáo, tờ trình gửi đến đại biểu HĐND đúng quy định; HĐND cấp xã chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp,
các dự thảo nghị quyết, báo cáo hoạt động của HĐND, báo cáo giải trình các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến đại biểu HĐND nhân dân.
Sau khi tổ chức xong kỳ họp HĐND tập hợp các văn bản, báo cáo nội dung đã trình tại kỳ họp gửi đến HĐND huyện, UBND huyện theo đúng quy định và tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp theo quy định. Ngoài ra, UB.MTTQ xã, các tổ chức thành viên và đại biểu HĐND xã tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện nghị quyết của HĐND và có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực nghị quyết của HĐND.
Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương
Trước khi tổ chức kỳ họp Thường trực HĐND và Thường trực UBND phối hợp chuẩn bị các nội dung, tài liệu, tờ trình liên quan gửi đến chủ tọa kỳ họp; các nội dung, tài liệu kỳ họp được Thường trực HĐND gửi trước cho đại biểu tham khảo và có ý kiến phát biểu tại kỳ họp góp phần lớn vào việc thực hiện Nghị quyết của HĐND.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND xã đã ban hành 103 Nghị quyết (Trong đó có 08 Nghị quyết về KT – VHXH, QPAN; 21 Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán, thu chi ngân sách cấp xã; 05 Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của HĐND và 69 Nghị quyết về duy tu đường giao thông nông thôn, về kế hoạch sử dụng đất…)
Hàng năm, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, UBND cấp xã xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các nhiệm vụ Nghị quyết đề ra. Ngoài ra, UB.MTTQ xã cùng các đoàn thể tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện tốt các Nghị quyết HĐND.
Hoạt động giám sát
Theo Luật giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 thì hoạt động giám sát của HĐND các cấp luôn được đề cao và nâng chất lượng, trong nhiệm kỳ vừa qua nội dung phương thức giám sát cụ thể, rõ ràng. [27, tr. 71-72]
Công tác giám sát được Thường trực HĐND các xã – thị trấn quan tâm thực hiện. HĐND các xã – thị trấn có xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp tốt
với UB.MTTQ và đoàn thể xã, thành lập đoàn giám sát, báo cáo kết quả giám sát cho HĐND xã, kịp thời kiến nghị với UBND huyện, các phòng, ngành về những khó khăn, vướng mắc tại địa phương. Các xã – thị trấn của huyện đã tổ chức khoảng 245 nội dung giám sát, khảo sát. Nội dung giám sát tập trung xoay quanh các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, giáo dục, hộ nghèo, tình hình an ninh trật tự, hoạt động các chợ truyền thống, lĩnh vực đất đai, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức... số lượng, chất lượng các cuộc giám sát từng bước được nâng lên.
Tăng cường hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành giúp các cơ quan, tổ chức hoạt động hiệu quả và tích cực hơn trong thực hiện nhiệm vụ.
Qua đó, nhiệm kỳ 2016 – 2021 HĐND cấp xã có thêm Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – xã hội cùng phối hợp với HĐND thực hiện cơng tác giám sát, từ đó nâng cao hiệu quả, số lượng, chất lượng giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp. Hoạt động của các Ban còn mới, kiêm nhiệm nhưng các Ban thể hiện tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định. Hoạt động giám sát của HĐND và các Ban cấp xã có tính chủ động, tự xây dựng dự kiến chương trình giám sát, kế hoạch giám sát số cuộc giám sát nhiều hơn. Đặc biệt, quan tâm giám sát các giải pháp thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, phát triển KT - VHXH, các ý kiến kiến nghị chính đáng của cử tri, cơ sở hạ tầng….Ngoài nhiệm vụ giám sát thường xuyên HĐND còn giám sát chuyên đề theo nghị quyết và giám sát đột xuất theo ý kiến của cử tri. Nhìn chung, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượng góp phần thực hiện nhiệm vụ hằng năm.
Hoạt động tiếp xúc cử tri
Hoạt động tiếp xúc cử tri luôn được Thường trực HĐND – UBND – UB.MTTQ các xã – thị trấn phối hợp chặt chẽ, địa điểm tiếp xúc cử tri chủ yếu được bố trí ở hội trường UBND xã hoặc BND ấp, đảm bảo thuận tiện cho cử tri tham gia. Nhìn chung, các cuộc tiếp xúc cử tri đều thực hiện tốt, đảm bảo chất lượng phản ánh được tâm tư nguyện vọng của cử tri, đồng thời chuyển đến UBND xã và các cơ quan hữu quan giải quyết, trả lời thỏa đáng các ý kiến cử tri đặt ra.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND xã – thị trấn phối hợp UBND, UB.MTTQ đã tổ chức tiếp xúc cử tri có khoảng 10.268. 664 lượt ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thành phố, huyện, xã, thị trấn. Những vấn đề cử tri đặt ra được UB.MTTQ phối hợp đại biểu HĐND, Thường trực HĐND tổng hợp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cụ thể từng vấn đề làm cơ sở cho đại biểu HĐND trả lời đến cử tri, qua đó thấy được mức độ hài lịng, tín nhiệm của cử tri vào cơ quan dân cử.
Đại biểu HĐND thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, báo cáo đầy đủ nội dung dự kiến chương trình kỳ họp, kết quả kỳ họp đến cử tri nơi đại biểu ứng cử. Qua kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016 – 2021 cho thấy số lượng, chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu đại biểu HĐND xã theo quy định. Tuy nhiên, một vấn đề trong cơ cấu đại biểu HĐND xã hiện nay ở huyện Hóc Mơn vẫn cịn số lượng đại biểu là cán bộ chuyên trách ở chính quyền cấp xã chiếm phần lớn so với số đại biểu là người đại diện cho ngành, giới.
2.1.3.2. Tổ chức hoạt động Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 2.2. Tổ chức UBND cấp xã
Mơ hình UBND cấp xã cấp xã – thị trấn của huyện Hóc Mơn.
UBND cấp xã là cấp CQĐP cơ sở, gần với nhân dân; UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (Ủy viên quân sự và Ủy viên Công an xã); thường trực UBND cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu UBND cấp xã là Chủ tịch UBND; về danh nghĩa, người này do HĐND cấp xã – thị trấn cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thơng thường, Chủ tịch UBND xã – thị trấn là Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND. Các chức danh Thường trực UBND cấp xã – thị trấn hoạt động chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm 8 chức danh cơng chức: Cơng an, Qn sự, Tài chính – Kế tốn, Văn phịng – Thống kê, Tư pháp – Hộ tịch,