ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước
Luật Tổ chức chính quyền địa phương được ban hành với những quy định rõ ràng, cụ thể đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND. Thể hiện vai trò của từng cơ
quan cụ thể nhưng trong thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan vẫn hạn chế nhất định. Qua thực tiễn thi hành nhiệm vụ có một số việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN ở cấp xã như phân cấp, phân quyền chưa rõ làm ảnh hưởng đến hoạt động CQĐP cấp xã. Cần bổ sung để hoàn thiện hơn nữa hoạt động của CQĐP.
Nghiên cứu, thực hiện giảm đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND ở các cơ quan QLNN, nâng cao chất lượng đại biểu dân cử. Thành viên HĐND hoạt động chuyên trách cần được bồi dưỡng nghiệp vụ và có đủ điều kiện để hoạt động gắn với hiệu quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Cần đổi mới phương thức hoạt động HĐND, Thường trực HĐND và đại biểu HĐND. Từng đại biểu phải phát huy hơn nữa vai trị của mình khi thực hiện nhiệm vụ đại diện cho nhân dân, được nhân dân trao quyền.
Cần tăng cường mối quan hệ gắn bó, sự phân cơng hợp lý, phối hợp điều hành giữa các cơ quan thực hiện hoạt động giám sát của HĐND nhằm nâng cao hiệu quả giám sát. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc khơng thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời đổi mới hoạt động của HĐND và UBND và đặc biệt chú trọng tới việc phát huy thực quyền của HĐND trong mối quan hệ với UBND cùng cấp.
Cần hạn chế giới thiệu người tham gia đại biểu HĐND đang thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan chính quyền cùng cấp nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khách quan trong hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND; giảm cơ cấu chính quyền tham gia ứng cử đại biểu HĐND trừ những chức danh quy định phải là đại biểu HĐND. Hiện nay, Chính phủ từng bước sáp nhập, sắp xếp các cơ quan HCNN nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả, giảm nguồn nhân lực, giảm gánh nặng về ngân sách chi trả lương cho đội ngũ Cán bộ, công chức.
Rà sốt, bổ sung hồn thiện chức năng năng nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa HĐND và UBND khắc phục tình trạng trùng lấp, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước tạo điều kiện phát triển địa phương.
Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính chủ động của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ. Cần tuyên truyền, định hướng hoạt động HĐND và UBND trong từng mối quan hệ cụ thể, rõ ràng thực thi trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các kiến nghị, các vấn đề mà nhân dân quan tâm được giải quyết thấu đáo tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực thi quyền lực nhà nước. Từ những vấn đề đặc ra để hoàn thiện mối quan hệ HĐND, UBND cần tập trung thực hiện những vấn đề sau
Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đại biểu tại kỳ họp, sau kỳ họp đặc biệt hoạt động chất vấn. Trong thời gian qua Đảng và nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động của HĐND nhưng thực tế điều kiện làm việc của HĐND cấp xã còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu cho HĐND hoạt động, kinh phí phải phục thuộc vào ngân sách của địa phương.
Thứ nhất, để hoàn thiện mối quan giữa hai cơ quan này, cần nhận thức đầy đủ vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. QLNN ở địa phương là thường xuyên và liên tục kết quả thực hiện QLNN là hiệu lực và
hiệu quả quản lý. QLNN ở địa phương luôn chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Quyền lực sẽ khơng có tác dụng trong đời sống thực tế nếu QLNN khơng có hiệu quả tốt là khơng đem lại lợi ích cho Nhân dân, nhân dân khơng đồng tình ủng hộ.
Thứ hai, về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, đây là vấn đề nguyên tắc đã được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Cần chỉ rõ sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với cơ quan QLNN ở địa phương, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng là tập trung và thống nhất hành động để thực hiện.
Thứ ba, xác định rõ vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan tổ chức HĐND và UBND để thực thi nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, đơn vị theo theo Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 20/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Thứ tư, cần kiện toàn việc tổ chức thực thi QLNN ở địa phương. Về tổ chức HĐND các cấp qua bầu cử theo quy định Luật bầu Quốc hội và HĐND các cấp. Đối với UBND các cấp, theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 thì UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của chủ tịch UBND. Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình trong cơ quan hành chính, QLNN phải đảm bảo thực thi trách nhiệm dân chủ, không vụ lợi, công tâm và khách quan. Hoạt động quản lý HCNN là hoạt động vừa mang tính chấp hành, điều hành.
Thứ năm, trong QLNN thực hiện nhiệm vụ giải trình là nhiệm vụ quan trọng. Nhưng dù pháp luật có những quy định về trách nhiệm giải trình với những mức độ chặt chẽ khác nhau trên thực tế vẫn có khơng ít cán bộ, cơng chức vì nhiều ngun nhân khơng muốn thực hiện trách nhiệm giải trình hoặc giải trình cho qua.
Thứ sáu, hoạt động QLNN tại địa phương luôn chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước địa phương; thanh tra của cấp trên; kiểm tra, giám sát của cấp ủy tại địa phương. Qua kiểm tra gám sát nhìn thấy được những hạn chế, khó khăn, bất cập để đề ra giải pháp thực hiện tốt hơn hoặc kiến nghị sửa đổi cho phù hợp nhằm xây dựng CQĐP ln vững mạnh, thể hiện rõ vai trị trách nhiệm trong QLNN.
3.3. Kiến nghị
UBND cần quan tâm thành thanh quyết tốn các cơng trình đầu tư hạ tầng thuộc đề án xây dựng nông thôn mới trong thời gian sớm nhất, để tiếp tục thực hiện các cơng trình của gai đoạn tiếp theo.
Do nhu cầu nhà ở trên địa bàn các xã quá lớn nhưng hầu như các địa phương chưa có lập bản đồ quy hoạch 1/500. Kiến nghị UBND huyện lập quy hoạch các khu dân cư để nhân dân thuận tiện trong việc chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các thủ tục đúng qua định luật đất đai nhằm hạn chế xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn. Cần quy hoạch cụm công nghiệp di dời các cơ sở sản xuất gây ơ nhiệm mơi trường ra ngồi khu dân cư trách gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Tăng cường ra quân tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm và trên người; quan tâm giải quyết hồ sơ trên các lĩnh vực đạt tỷ lệ 100% đúng thời hạn.
Quan tâm nhắc nhỡ cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ thực hiện tốt quy tắc ứng xử, hướng dẫn người dân cụ thể rõ ràng, không gây khó dễ cho nhân dân.
Cần quan tâm tăng cương công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chuyển hóa các địa bàn phức tạp vệ an ninh trật tự, tệ nạn xã hội
Tiếp tục thực hiện chủ trương không tổ chức HĐND quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008.
Kiến nghị thực hiện dân chủ Chủ tịch UBND cấp xã do cử tri bầu trực tiếp.
Tiếp tục thực hiện phân chia quyền lực, tăng thêm thẩm quyền cho Chính quyền cấp xã để nâng tầm trách nhiệm của UBND cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ; đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân được rõ ràng cụ thể.
Tạo điều kiện tự chủ động về ngân sách địa phương để CQĐP tự chủ, tự cân đối ngân sách chi cho các cơng trình đầu tư, phát triển phục vụ nhu cầu an sinh xã hội của nhân dân tại địa phương.
Chính quyền cấp huyện cần quan tâm đâu tư trang thiết bị, máy vi tính đảm bảo chất lượng cho HĐND cấp xã hoạt động.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng cụ thể là thông qua các Nghị quyết của Đảng lãnh đạo về hoạt động của HĐND, UBND từ đó áp dụng vào thực tế tại địa phương. Qua những kiến thức về lý luận và thực tiễn quan hệ HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua luận văn có đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ HĐND và UBND trong QLNN để hoạt động HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. UBND cấp xã là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ hành chính nhà nước ở địa phương. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo việc QLNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương và nâng cao các hoạt động phục vụ nhân dân tốt hơn./.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, mối quan hệ giữa HĐND và UBND trong QLNN đã được quy định rất rõ trong Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sử đổi một số điều Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Tuy nhiên mối quan hệ giữa HĐND và UBND cùng cấp vẫn còn nhiều bất cập. Ttrong giai đoạn hiện nay hệ thống pháp luật đang có chiều hướng dần dần hoàn thiện các quy định về hoạt động của HĐND và UBND đề ra cách thức hoạt động phù hợp với thực tiễn ttừng địa phương góp phần vào việc hồn thiện bộ máy nhà nước nói chung và CQĐP nói riêng. Theo quy định pháp luật HĐND và UBND là hai cơ quan cấu tạo thành CQĐP. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ HĐND và UBND trong QLNN cấp xã từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh có vai trị quan trọng trong việc hoàn hiện bộ máy nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Quan hệ HĐND và UBND cấp xã về nguyên tắc phải xuất phát từ những điểm chung của bộ máy nhà nước, trên cở sở đó các cấp ứng dụng vào thực tế những cái riêng của từng địa phương phù hợp với quy định của pháp luật thông qua việc phát triển KT – VHXH, QPAN phải đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Từ những kiến thức quy định chung và hoạt động mối quan hệ trong QLNN thực tiễn từ cấp xã của huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh luận văn có một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn mối quan hệ. Với thời gian và kiến thức có hạn, khả năng nghiên cứu chưa hồn thiện, cịn nhiều thiếu sót các chi tiết trong mối quan hệ rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý nhà khoa học để luận văn hoàn thiện tốt hơn./.