LÝ NHÀ NƯỚ CỞ HUYỆN HĨC MƠN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Quan điểm hoàn thiện mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

3.1. Quan điểm hoàn thiện mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước

Trong quan hệ giữa HĐND và UBND cấp xã thì UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và điều hành hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương.

Tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính.

Về quan điểm lãnh đạo của Đảng thực hiện theo Nghị quyết số 18 NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 “Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh”; Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 cơ bản thực hiện Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp. Thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi đủ điều kiện; Nghị

định Số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số

quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Nghị quyết 56/2017/QH14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả....

CQĐP gồm HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ quản lý địa giới hành chính, QLNN tại địa phương và quyết định những vấn đề liên quan đến phát triển địa phương. CQĐP có vị trí đặc biệt quan trọng trong thiết chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước tại địa phương theo thẩm quyền.

Một là, UBND với tư cách là cơ quan do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khi HĐND biểu quyết thơng qua về chính sách phát triển kinh tế liên quan đến đời sống xã hội của nhân dân. UBND là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực nhà nước tại đại phương có trách nhiệm QLNN và thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Hai là, mối quan hệ giữa UBND với thường trực HĐND. Trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan thì UBND có trách nhiệm phối với thường trực HĐND cùng cấp trong việc xây dựng nghị quyết của HĐND, giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử, trình HĐND xem xét quyết định những vấn đề theo thẩm quyền của Thường trực HĐND cấp xã.

Ba là, triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND sau các kỳ họp đề nghị UBND, UBMTTQ, các đoàn thể truyên truyền nghị quyết đến đoàn viên, hội viên và nhân dân cùng thực hiện nghị quyết. Thường trực, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết.

Bốn là, bầu cử đại biểu HĐND là công việc quan trọng đầu tiên để làm cơ sở thành lập HĐND. HĐND sẽ lập ra UBND với các mối quan hệ tổ chức, về chấp hành, về điều hành chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Với cơ chế này bảo đảm được tính tập trung, tập thể của cơ quan đại diện nhân dân trong việc bầu ra cơ quan chấp hành là UBND. Trong hoạt động và mối quan hệ của HĐND và UBND cần đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như thực hiện quyền giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, đại biểu HĐND chưa cao, hiệu suất, hiệu quả làm việc còn thấp.

Đối với việc thí điểm khơng tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội, điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cho HĐND cấp trên và cơ quan HCNN nơi khơng tổ chức HĐND, đã có những báo cáo đánh giá kết quả đạt được về giảm số lượng đại biểu ở những cấp không cần thiết, làm cho bộ máy nhà nước đỡ cồng kềnh, giảm chi ngân sách, công việc vẫn được thực hiện như trước, nhưng cũng có những đánh giá thí điểm khơng tính đến việc làm mất đi cơ chế dân chủ, kết quả chưa rõ rệt. Trong lịch sử đã từng có cấp chính quyền khơng có HĐND nhưng Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 vẫn xác định rõ mỗi cấp chính quyền đều là chính quyền hồn chỉnh với hai cơ quan HĐND và UBND.

Qua đó, cần nhận thức rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết kết luận của Đảng, quy định của nhà nước về nâng cao mối quan hệ HĐND và UBND trong thực thi nhiệm vụ tại địa phương góp phần nâng cao nâng hoạt động của hai cơ quan về tổ chức bộ máy, biên chế chặt chẽ hơn. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, con người có đủ điều kiện tham gia các cơ quan của HĐND và UBND. Thống nhất sự phân công, phối hợp kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước trong thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, nói chung là chính quyền cấp xã là nơi gần nhân dân, thấu hiểu được nhân dân cần gì từ đó CQĐP đề ra các chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với lịng dân giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, góp phần phát triển KT – VHXH ngày càng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)