thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ di lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam xuất phát từ một số nội dung sau:
Thứ nhất, nhu cầu xuất phát từ những hạn chế, vướng mặc của thực tiễn quản
lý. Như đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Các hạn chế này xuất phát từ cả phía người cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng và bản thân các chủ thể quản lý nhà nước (hạn chế về thể chế, năng lực và vật chất kỹ thuật) đã và đang trở thành cản lực cho sự phát triển của dịch vụ du lịch tại Hội An ở những mức độ khác nhau.
Các hạn chế đến từ bản thân chủ thể quản lý với thể chế, năng lực và đạo đức của các chủ thể quản lý, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những cản lực quan trọng nhất trong nhóm những vấn đề hạn chế của thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở Hội An nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Điều này được lý giải bởi đây là nhóm chủ thể có thẩm quyền. Sự hạn chế của nhóm này tất yếu sẽ dẫn tới những mạnh lệnh hành chính kém chất lượng, trực tiếp tác động tiêu cực vào sự phát triển của dịch vụ du lịch và du lịch nói chung trên địa bàn.
Chính vì thế, muốn phát triển dịch vụ du lịch nói riêng và du lịch nói chung cần phải có sự nâng cao hiệu quả quản lý bằng cách khắc phục các hạn chế, tồn tại, vướng mắc như đã phân tích ở trên.
Thứ hai, đòi hỏi thích ứng với những điều kiện mới mang tính toàn cầu.Hiện
nay, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, quá trình hội nhập cũng ngày một sâu rộng. Hội nhập mang đến kết quả tích cực đối với dịch vụ du lịch là thu hút được lượng khách quốc tế ngày càng lớn; nhiều loại hình dịch vụ du lịch được du nhập
làm cho đa dạng sự cung ứng dịch vụ; áp lực phục vụ khiến cho chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao… tuy nhiên cũng mang đến những hạn chế rất lớn như: sự bất ổn trong quan hệ giữa các quốc gia do mâu thuẫn lợi ích kinh tế khiến cho nguồn khách thiếu ổn định; vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài tham gia đối đầu với các nhà cung ứng nội địa và đặc biệt những vấn đề tiêu cực mang tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cũng làm cản trở hoạt động dịch vụ du lịch nếu như công tác quản lý nhà nước về dịch vụ này không có những lường trước để đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước hiệu quả.
Đứng trước sự biến đổi phức tạp và liên tục đó, dịch vụ du lịch muốn phát triển bền vững, gia tăng các lợi thế của hội nhập quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực của xu hướng này tất yếu phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cả tầm địa phương lẫn quốc gia đối với dịch vụ du lịch.
Thứ ba, các yêu cầu đặt ra từ quản trị địa phương. Trong xu hướng chuyển
dịch từ nền hành chính công truyền thống sang nền hành chính công mới, quản lý địa phương cũng đang dần được thay thế bởi quản trị địa phương. Quản trị địa phương có những điểm khác biệt và cũng là những ưu việt vượt trội hơn quản lý nhà nước ở địa phương như: chú trọng hiệu quả trong một nguồn lực quản lý có hạn; quản lý theo đầu ra; kiến tạo sự phát triển; khuyến khích sự tham gia của người dân… Theo đó, khi chuyển đổi qua hoạt động quản trị địa phương đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp, cách thức và hiệu quả so với hoạt động quản lý nhà nước hiện tại. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng nằm trong xu hướng đó nên cũng có những nhu cầu về nâng cao hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch sẽ là sự chuyển dịch giúp dịch chuyển thực tiễn quản lý địa phương sang trạng thái quản trị địa phương. Theo đó, quá trình nâng cao hiệu quả này sẽ tạo lập một trật tự quản lý mới, trong đó nhà nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch bằng các mạnh lệnh hành chính, thay vào đó là gia tăng các chính sách công nhằm giúp các doanh nghiệp và cá thể vượt qua những giai đoạn khó khăn, thúc đẩy hồi phục
và tăng trưởng dịch vụ. Đồng thời cũng tạo lập những điều kiện để người dân được trực tiếp tham gia và giám sát hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch…
Thứ tư, nhu cầu đến từ xu hướng phát triển liên tục của địa phương. Thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cũng theo xu hướng phát triển nhanh và liên tục của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của Hội An đạt trung bình 12,2%, cao hơn tốc độ phát triển trung bình của cả nước. Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hội An xoay quanh sự phát triển của du lịch và dịch vụ du lịch. Tăng trưởng của ngành này chiếm tỉ trọng 69% tổng các ngành nghề. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này, đem đến sự thịnh vượng cho xã hội, nâng cao không ngừng đời sống nhân dân… song cũng gây ra những áp lực đối với công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Các áp lực này bao gồm đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thiểu nhũng nhiễu, phiền hà gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho người dân và xã hội; yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý phù hợp hơn với tình hình phát triển để quản lý thực sự là kiến tạo cho sự phát triển; đòi hỏi về tinh giản biên chế, đồng thời nâng cao năng lực tư duy và hành vi của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch… Những đòi hỏi này là tất yếu để bắt kịp xu hướng và tốc độ phát triển. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch sẽ là cơ sở quan trọng để thoả mãn những đòi hỏi đó.