1.4.6. Năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương trong hoạt động giảm nghèo động giảm nghèo
Năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động giảm nghèo. Trên thực tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp có nơi cịn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế, vốn ngân sách đầu tư cho phát triển vẫn cịn thiếu và chưa hiệu quả, tình trạng
quy hoạch treo, dự án treo vẫn còn tồn tại. Một số các dự án đầu tư của Nhà nước như: trường học, giao thơng, trạm y tế, cơng trình nước sạch, chợ,… tiến độ còn chậm và khai thác chưa thật sự hiệu quả.
Hoạt động thu hút đầu tư vẫn còn hạn chế, chưa có những chính sách thu hút đầu tư thực sự hiệu quả và lâu dài. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản và hoạt động cầm chừng, dẫn đến người lao động thất nghiệp, thu nhập thấp và bấp bênh.
Năng lực tổ chức và quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm như vốn đầu tư vẫn cịn thiếu và nhiều khi cịn mang tính hình thức, việc tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người nghèo cần phải được điều tra, rà soát nhu cầu sát với thực tế một cách chính xác hơn, bởi trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng các lớp đào tạo khơng mang tính ứng dụng cao, khơng gắn với nhu cầu thực tế mà học viên mong đợi.
Nghèo đói là sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố đến một bộ phận dân cư theo hướng đa chiều, đa phương tiện. Vì vậy, giảm nghèo bền vững địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và sự chung tay hợp sức của toàn xã hội mới mang lại hiệu quả cao và bền vững.