Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức. Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội Thể chế chính trị giữ định hướng, chi phối các hoạt động trong xã hội. Môi trường chính trị, pháp luật thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô, nó có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới hoạt động của tất cả các tổ chức. Sự tác động của môi trường thể chế, chính trị tới hoạt đông của các tổ chức phản ánh sự can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ quan quản lý hành chính địa phương.
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế-xã hội :
Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó tổ chức hoạt động. Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đối với các dịch vụ hành chính công khác nhau. Môi trường kinh tế cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người dân cũng như phân bố thu nhập thực tế bình quân đầu người theo tầng lớp, vùng miền... Môi trường kinh tế thường được đề cặp đến những yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế.
1.3.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng và khoa học - công nghệ trong tiếp cận và cung cấp dịch vụ hành chính công :
Bao gồm các yếu tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Các yếu tố thuộc môi trường có thể ảnh hưởng hai mặt tới các quyết định trong chiến lược kinh doanh vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng hình thành những nguy cơ cho các tổ chức. Một mặt cho phép tổ chức tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, năng suất lao động tăng tạo nên lợi thế cạnh tranh; mặt khác sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ làm chu kỳ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển chiếm một tỷ lệ ngày càng gia tăng. Tác động của công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, ngày càng mạnh mẽ cả trong khu vực công và khu vực tư nhân, ngay cả khi tốc độ ứng dụng chưa cao. Tin học hoá và “chính phủ điện tử” một xu hướng tất yếu của tất cả quốc gia. Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet, đã cho phép khu vực công áp dụng dần dần với mức độ thành công nhất định chính sách “hành chính điện tử” (hay chính phủ điện tử). Hệ thống thông tin điện tử đã bắt đầu đưa vào vận hành các dịch vụ cơ bản như thư điện tử, các phần mềm ứng dụng tin học hoá quản lý hành chính nhà nước...
1.3.4. Các nhân tố thuộc chính quyền địa phương :
Cải cách được tạo ra nhờ phân cấp quản lý dựa trên hai thay đổi to lớn. Thứ nhất, hoạt động tư vấn của chính quyền địa phương có vai trò quan trọng hơn và chỉ chịu sự kiểm soát sau, đặc biệt là về mặt luật pháp và tài chính. Thứ hai, chuyển giao nguồn lực để thực hiện một số nhiệm vụ, nhất là liên quan đến trách nhiệm về lãnh thổ như: qui hoạch nông thôn, phát triển địa phương, đào tạo nghề, qui hoạch đất đai, đô thị hoá...
1.3.5. Các nhân tố trong cơ quan hành chính :
Những thách thức về đổi mới cấu trúc của các chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công liên quan đến toàn bộ tổ chức và các công cụ vận hành.Về phương diện tổ chức, sự chuyển giao một số hoạt động và phương tiện giữa nhà nước và chính quyền địa phương (kết quả của phân cấp quản lý) sẽ dẫn đến việc tổ chức lại và tái cấu trúc bên trong nhằm làm cho sự vận hành của tổ chức phù hợp hơn với những tình hình mới. Về phương diện các công cụ vận hành, cùng với sự phát triển của công nghệ tin học quản lý và những thay đổi về địa vị của công chức, hệ thống thông tin và điều khiển của các chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công cần phải thay đổi một cách sâu sắc. Chính nguồn ngân sách công eo hẹp hơn trước nên các chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công cần được điều khiển một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn, các phương pháp đánh giá được sử dụng thường xuyên hơn. Các chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công cũng chịu áp lực trước những thay đổi về văn hóa và hành vi. Hệ thống giá trị và những qui ước truyền thống cũng bị tác động trước những thay đổi của các yếu tố môi trường (bên trong và bên ngoài) và thời đại. Trong lô gic hoạt động của các chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công , đã nhấn mạnh hơn trước vai trò của tính hợp lý. Việc chuyển ưu tiên từ “quyền lực” sang “kinh tế” đòi hỏi chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công phải đảm bảo sự cân bằng nhất định trong khi ngày càng tính đến các lô-gic hay nguyên tắc quản lý(quản trị).
1.3.6. Các nhân tố thuộc bản thân người công chức cơ quan hành chính tham gia cung cấp dịch vụ hành chính công:
Thực tế cho thấy, sự thành công hay thất bại trong dịch vụ hành chính công trước hết phải nói đến yếu tố con người. Yếu tố con người trong dịch vụ hành chính công gồm 02 bộ phận : đội ngũ cán bộ, công chức: là chủ thể tiến hành dịch vụ hành chính công và người dân, những người nhận các dịch vụ của nền hành chính và có tác động nhất định đến nền hành chính. Như vậy có thể thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đóng vai trò hết sức quan trọng trong dịch vụ hành chính công nhà nước.
Công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền hành chính quốc gia. Đội ngũ cán bộ,công chức hành chính bao gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền. Cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống,quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dịch vụ hành chính công phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ công chức, có hiểu biết về quản lý hành chính với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú, đạo đức trong sáng.
1.3.7. Các nhân tố thuộc bản thân người dân :
Người dân thể hiện quan điểm và thái độ đối với việc điều phối đời sống kinh tế-xã hội của Nhà nước. Với tư cách là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội, người dân là chủ thể của quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công vì thường là đối tượng đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng của chính sách và quy định. Sự tham gia của người dân vào dịch vụ hành chính công góp phần phân định và đánh giá các hoạt động nhằm cải thiện dịch vụ