3.2.1. Loại các bảng trả lời không phù hợp:
Như đã trình bày ở các Chương trước, đối tượng nghiên cứu là sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại tại Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận 10. Việc thu thập thông tin các câu hỏi được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người dân có nhu cầu đối với dịch vụ hành chính công. Bảng câu hỏi được phát ra tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận 10.
Do mong muốn đạt được tính tin cậy cao kích thước mẫu đề ra, 200 phiếu khảo sát đã được phát ra để phỏng vấn nhằm loại trừ những bảng người dân cung cấp không đủ thông tin. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Mẫu nghiên cứu được thu thập từ người dân sử dụng dịch vụ hành chính công tại tại Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận 10.
Số mẫu được phát ra là 200 mẫu, số mẫu thu về được là 200 mẫu, số mẫu qua sàn lọc do người dân điền không đầy đủ thông tin các câu hỏi và mẫu trả lời không hợp lệ là 4 mẫu. Vậy, số mẫu thực hiện nghiên cứu là 196 mẫu.
3.2.2. Làm sạch dữ liệu và mã hóa dữ liệu:
Theo yêu cầu của nghiên cứu, các bảng hỏi phải được trả lời ở tất cả các câu hỏi. Trong tổng số 150 phiếu thu được để tiến hành phân tích, không có phiếu nào còn thiếu dữ liệu.
3.2.3. Mô tả mẫu nghiên cứu:
Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. 196 bảng khảo sát được phát ra nhưng chỉ thu về được 200 phiếu. Trong 200 bảng thu về có 04 bảng không hợp lệ. Như vậy có 196 mẫu được đưa vào nhập liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0.
3.2.3.1. Phân loại theo giới tính:
Trong 196 phiếu của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công tại tại Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận 10, có 97 người tham gia trả lời là nam (chiếm 49.5 %) và có 99 người tham gia trả lời là nữ (chiếm 50.5%). Điều này cho thấy có sự chênh lệch giữa giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát.
Bảng 3.1. Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu Giới tính Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Nữ 99 50,5
Nam 97 49,5
Tổng 196 100
3.2.3.2. Phân loại theo tuổi :
Theo bảng 4.2, trong số 196 người tham gia trả lời, có 14 người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, chiếm tỷ trọng 7.1%; có 97 người từ 26 đến 35 tuổi, chiếm tỷ trọng 49.5%; có 68 người từ 36 đến 45 tuổi, chiếm tỷ trọng 34.7%; còn lại là từ 46 đến 55 tuổi, chiếm 4.6%. và 4.1% tuổi trên 55 tuổi.
Bảng 3.2. Thống kê độ tuổi trong mẫu nghiên cứu
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Nhỏ hơn 25 tuổi 14 7,1 Từ 26 đến dưới 35 tuổi 97 49,5 Từ 36 đến dưới 45 tuổi 68 34,7 Từ 46 đến dưới 55 tuổi 9 4,6 Trên 55 tuổi 8 4,1 Tổng 196 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 3.2.3.3. Phân loại theo nghề nghiệp :
Theo bảng 3.3, trong số 196 người tham gia trả lời, có 31 người là học sinh, sinh viên, chiếm tỷ trọng 15.8%; có 47 người là công chức, viên chức, chiếm tỷ trọng 24%; công nhân có 52 người, chiếm tỷ trọng 26.5%; kinh doanh, buôn bán tự do có
33 người, chiếm tỷ trọng 16.8% ; còn lại là hưu trí chiếm 16.8%.
Bảng 3.3. Thống kê nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu
Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Học sinh, sinh viên 31 15,8
Công chức, viên chức 47 24,0
Công nhân 52 26,5
Kinh doanh, buôn bán tự do 33 16,8
Hưu trí 33 16,8
Tổng 196 100
3.2.3.4. Phân loại theo trình độ học vấn :
Theo bảng 3.4, trong số 196 người tham gia trả lời, có 63 người có là THPT, chiếm tỷ trọng 32.1%; có 42 người có trình độ Trung cấp, chiếm tỷ trọng 21.4%; Cao đẳng, đại học có 77 người, chiếm tỷ trọng 39.3%; sau đại học có 14 người, chiếm tỷ trọng 7.1%.
Bảng 3.4. Thống kê trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ trọng (%) THPT 63 32,1 Trung cấp 42 21,4 Cao đẳng, đại học. 77 39,3 Sau Đại học 14 7,1 Tổng 196 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát