Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG HÌNH PHẠT đối với NGƯỜI dưới 18 TUỔI PHẠM tội từ THỰC TIỄN tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 40 - 45)

theo các quy định tại Chương XII của BLHS năm 2015 là những quy định về hình phạt được áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bên cạnh đó người chưa thành niên phạm tội cịn có thể áp dụng hình phạt khác nếu không trái với các quy định tại Chương XII của BLHS năm 2015.Chẳng hạn: các quy định về miễn chấp hành hình phạt (Điều 62 của BLHS năm 2015), giảm hình phạt đã tuyên (Điều 63 BLHS), hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 67 của BLHS năm 2015), tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 68 của BLHS năm 2015) … được áp dụng chung cho cả người đã thành niên và người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu việc áp dụng hình phạt chỉ áp dụng riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổiphạm tội phạm tội

Như đã nghiên cứu ở Mục 1.1, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được hiểu là một hình thức của áp dụng pháp luật do Tòa án tiến hành và áp dụng những quy phạm pháp luật hình sự về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cụ thể để giải quyết các vụ án hình sự theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Từ khái niệm này, chúng ta thấy có các yếu tớ ảnh hưởng đến việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi như sau:

1.3.1. Chất lượng của các quy định pháp luật hình sự về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Trong thực tế các trường hợp phạm tội lại rất đa dạng, nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội rất khác nhau về mặt xã hội cũng như tâm sinh lý. Vì vậy cá thể hóa hình phạt là nguyên tắc tất yếu của việc áp dụng hình phạt và pháp luật hình sự có những quy định bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc đó. BLHS năm 2015 có nhiều quy định về những dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội, nhân thân từng nhóm người phạm tội, nhà làm luật đã “giúp đỡ” Tịa án cá thể hóa đến mức độ nào đó việc quyết định hình phạt. Thế nhưng dù BLHS năm 2015 có quy định cụ thể đến đâu thì cũng không thể thay đổi được vấn đề cá thể hóa trong thực tiễn xét xử.

BLHS năm 2015 có nhiều quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi mà phạm vi mà nó cho phép Tịa án lựa chọn trong quá trình áp dụng hình phạt tương đối rộng: ở Phần chung cho phép miễn hình phạt, áp dụng hình phạt dưới khung thấp nhất hay chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, lựa chọn giữa hình phạt và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đa số các điều khoản quy định về các tội phạm và hình phạt cụ thể có chế tài lựa chọn giữa hai, ba, thậm chí bớn loại hình phạt. Giới hạn tương đối (giữa mức tối thiểu và tối đa) của hình phạt lớn. Luật quy định một phạm vi rộng như vậy một mặt tạo cho Tịa án có khả năng cá thể hóa hình phạt chính xác, có phân biệt phù hợp với từng trường hợp phạm tội và nhân thân người phạm tội cụ thể giúp cho hình phạt được áp dụng đạt được kết quả mong muốn. Nhưng mặt khác, điều này cũng dễ dẫn đến sự tùy tiện, thiếu thống nhất, bất bình đẳng trong thực tiễn xét xử, và như vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng hình phạt. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn đó, về mặt lập pháp phải làm thế nào để quy định một phạm vi hợp lý tối ưu khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; về mặt tổ chức, quản lý phải xây dựng được một đội ngũ thẩm phán nắm vững đặc điểm của người chưa đủ 18 tuổi và chính sách hình sự đới với đới tượng này; về thực tiễn phải tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm để kịp thời có những hướng dẫn xét xử phù hợp.

Áp dụng hình phạt quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải được áp dụng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ cần giới hạn ở mức tối thiểu cần và đủ để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục họ. Tính răn đe của áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khơng hồn tồn thể hiện ở tính nghiêm khắc thái quá của nó, mà chủ yếu ở chỗ tuân thủ nguyên tắc tất yếu của hình phạt: bất kỳ ai phạm tội đều phải bị xử phạt.

Ngoài các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhân đạo xã hội chủ nghĩa và cá thể hóa hình phạt, việc áp dụng hình phạt đới với người dưới 18 tuổi cơng minh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nó. Tính cơng minh thể hiện ở hai mặt: (1) Đảm bảo xét xử công bằng đối với tất cả mọi người phạm tội không phụ thuộc vào vị trí xã hội của người đó, việc đánh giá tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ rõ ràng theo luật định; (2) Đồng thời hình phạt phải đúng mức, phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Nếu chỉ xử phạt công bằng mà thôi nhưng lại quá nặng hoặc quá nhẹ đều làm mất đi sự cân bằng trong chức năng giáo dục phịng ngừa chung và riêng nên khơng bảo đảm đạt được hiệu quả cao.

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ phát huy tác dụng khi nó được thi hành trong thực tế. Thực tiễn xét xử cho thấy rằng có những hình phạt do Tịa án áp dụng đới với người dưới 18 tuổi phạm tội không được thi hành vì những lý do hoàn toàn khách quan. Vì vậy khi áp dụng hình phạt, trong phạm vi luật định, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt mà người dưới 18 tuổi bị kết án có khả năng và điều kiện chấp hành được trong thực tế. Có như vậy mới đảm bảo tính kịp thời và uy tín của luật pháp đới với cá nhân người đó, cũng như tồn xã hội.

1.3.2. Mơi trường xã hội, môi trường pháp luật.

Môi trường áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh q́c phịng

… Các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên nó độc lập với áp dụng hình phạt.

Những thay đổi về các điều kiện xã hội như trình độ dân trí, dân tộc, tơn giáo,... có thể ảnh hưởng đến việc giải thích áp dụng hình phạt.

Áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hướng tới nhóm đới tượng xã hội đặc biệt và được thực hiện ở những địa phương nhất định. Vì vậy, nền văn hố của các dân tộc, của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn loại hình phạt để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi sao cho hiệu quả tối ưu nhất. Nếu áp dụng một hình phạt nào đó khơng phù hợp với văn hố của người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc địa phương thì sẽ không được người dân địa phương chấp nhận, do đó sẽ hạn chế hiệu quả của việc áp dụng hình phạt.

1.3.3. Ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật bao gồm 2 bộ phận: sự hiểu biết pháp luật và thái độ chấp hành pháp luật. Muốn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi được áp dụng trong thực tế đạt được mục đích mong ḿn thì nó phải được nhận thức đúng và tự giác tuân theo. Sự tác động của ý thức pháp luật đến áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo các hướng:

-Thứ nhất, hình phạt phải được xây dựng và áp dụng phù hợp với ý thức pháp

luật của công dân. Đặc biệt là nhận thức về các mặt như vai trị, vị trí của hình phạt (tức liên quan đến việc hình sự hóa, phi hình sự hóa, để xét xử từng vụ việc cụ thể...) như đánh giá mức độ nặng, nhẹ (được quy định hoặc áp dụng).

- Thứ hai, là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, ý thức pháp luật cũng có

thể lạc hậu với thực tiễn xã hội, chưa thể hiện được trình độ phát triển xã hội mà trong đó hệ thớng hình phạt được xây dựng và áp dụng, vì vậy nâng cao ý thức pháp luật cho cơng dân có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt.

Nhiệm vụ của việc giáo dục ý thức pháp luật cơng dân là tạo ra một sự nhất trí giữa người làm luật, người áp dụng pháp luật và người tuân thủ pháp luật trong nhận thức về giá trị xã hội những khách thể mà luật hình bảo vệ bằng hình phạt, trong nhận thức, đánh giá vai trò và mức độ tác động của hình phạt .

- Thứ ba, có ý kiến cho rằng các biện pháp tác động sau khi chấp hành hình

này vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của luật hình sự; các biện pháp này không thể làm tăng hay giảm hiệu quả của hình phạt vốn đã được chấp hành xong.

Thế nhưng vai trò của các biện pháp này đối với việc thể hiện hiệu quả của hình phạt rất to lớn cho nên không thể không đề cập đến chúng như là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hình phạt. Các biện pháp này vô cùng phong phú, gồm các biện pháp kinh tế xã hội, các biện pháp hành chính, giáo dục v.v.. Những yếu tớ quan trọng cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn này cơ bản thể hiện ở hai mặt: (1) Tâm lý, dư luận xã hội đới với những người bị kết án, những người có án tích. Phải xác định được rằng họ là những người cần phải được xã hội quan tâm, giúp đỡ đặc biệt, cần được tình thương yêu của các thành viên khác trong xã hội; (2) Các chính sách xã hội đối với những người này: vấn đề giải quyết công ăn việc làm, vấn đề gia đình, nhà ở, vấn đề lôi cuốn họ vào các hoạt động xã hội v.v

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: (1) Khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là tiền đề quan trọng về lý luận để nghiên cứu thực trạng áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Chương 2 và Chương 3 của Luận văn

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG HÌNH PHẠT đối với NGƯỜI dưới 18 TUỔI PHẠM tội từ THỰC TIỄN tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)