Hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG HÌNH PHẠT đối với NGƯỜI dưới 18 TUỔI PHẠM tội từ THỰC TIỄN tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 72 - 74)

g iễ M nh hì ạt ph d ại t ưr o tá i n ỡn ưd oÁ tre nh Cả cáo hạt tiềnP iữ

3.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộ

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạtđối với người dưới 18 tuổi phạm tội đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Trên cơ sở các vướng mắc, bất cập đã nêu tại Chương 2 của Luận văn, học viên mạnh dạn đưa ra một sớ kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, qua đó nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với các đối tượng này.

Thứ nhất, bổ sung vào Mục 4 Chương XII của BLHS năm 2015 điều luật quy

định về hình phạt cảnh cáo áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 BLHS. Điều luật này sẽ kế tiếp Điều 98 về các hình phạt và trước Điều 99 về hình phạt tiền.

“Điều… Cảnh cáo.

Cảnh cáo có thể được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trong trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng tại Điều 54 Bộ luật này”

Hiện nay, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo được áp dụng cho cả người đã thành niên phạm tội và chưa thành niên phạm tội tại Điều 34 BLHS: “Cảnh cáo được áp dụng đới với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Với quy định này nhằm tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hơn nữa và cũng không mâu thuẫn với quy định tại Điều 34 BLHS năm 2015, bởi Chương XII BLHS (Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội) – quy định áp dụng riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Thứ hai, để đảm bảo việc thống nhất áp dụng hình phạt tiền đối với người

dưới 18 tuổi, cần phải bổ sung quy định về mức hình phạt tiền tối thiểu áp dụng vào Điều 99 BLHS như sau:

“Điều 99. Phạt tiền

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng”.

- Thứ ba, cần bổ sung hình phạt trục xuất vào quy định tại Điều 98 BLHS.

Việc bổ sung thêm hình phạt trục xuất tại Điều 98 BLHS nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý khi áp dụng hình phạt trục xuất đối với người dưới 18 tuổi là người nước ngoài, việc áp dụng các hình phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc tù có thời hạn đới với người dưới 18 tuổi phạm tội là người nước ngồi sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật của nước ta như: rào cản ngôn ngữ, điều kiện giam giữ, chế độ cải tạo … Do đó, có thể làm giảm hoặc mất đi mục đích cải tạo, giáo dục của các hình phạt.

- Thứ tư, cần bổ sung thêm một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời

hạn, nhưng nghiêm khắc hơn hình phạt cải tạo không giam giữ với những điều kiện áp dụng “thống” hơn cả hình phạt cải tạo khơng giam giữ, đó là hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng”.

Hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” là một loại hình phạt không tước tự do đối với người bị kết án, nhưng buộc họ phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và gia đình tương tự như hình phạt cải tạo không giam giữ. Đồng thời, hình phạt này cũng buộc người bị kết án phải có những khoảng thời gian lao động cơng ích phục vụ cộng đồng. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng có thể từ một tuần đến ba tháng, việc chấp hành hình phạt không thực hiện tập trung một lần mà sẽ được trải dài theo quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án, có thể là mỗi tuần một ngày lao động cơng ích hoặc mỗi tháng

năm ngày lao động cơng ích. Quy định “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” sẽ giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được ý nghĩa của việc lao động tạo ra của cải vật chất, từ đó giúp cho người dưới 18 tuổi phạm tội thấy được giá trị của cuộc sống để họ phấn đấu vươn lên, cải tạo trở thành những cơng dân tớt có ích cho xã hội. Khi áp dụng hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” Tòa án

cũng cần phải lưu ý đến độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội, vì hình phạt này buộc người dưới 18 tuổi phạm tội phải lao động mà theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì người chưa đủ 15 tuổi không thể tham gia vào các quan hệ lao động trừ một sớ trường hợp đặc biệt. Do đó, theo học viên hình phạt “Cưỡng chế

lao động phục vụ cộng đồng” chỉ nên áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội từ

đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG HÌNH PHẠT đối với NGƯỜI dưới 18 TUỔI PHẠM tội từ THỰC TIỄN tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)