Thực trạng việc thực hiện pháp luật trong kinh doanh thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đều phải thực hiện những thủ tục hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Một số thủ tục hành chính, quy định pháp luật có liên quan trong việc quản lý nhà nƣớc đối với các chủ thể tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đƣợc liệt kê phía dƣới, nhƣ sau:

2) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 3) Đăng ký chứng nhận lƣu hành/công bố sản phẩm thực phẩm. 4) Xét nghiệm/kiểm định thực phẩm.

5) Xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm.

6) Đăng ký sở hữu trí tuệ/ kiểu dáng công nghiệp. 7) Đăng ký mã số mã vạch

8) Chứng nhận GMP, ISO 22000, HACCP…

Trong những thủ tục nêu trên. thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thực phẩm chỉ cần thực hiện hai thủ tục hành chính về Hồ sơ thành lập doanh nghiệp và thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Khi doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Việc thực hiện thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong nƣớc hoặc Giấy phép đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam đƣợc quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2015 và Luật đầu tƣ năm 2015.

Nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đáp ứng đầy đủ những vấn đề trong hồ sơ do cơ cơ quan quản lý nhà nƣớc yêu cầu, Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tƣ sẽ đƣợc cấp cho doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (theo Điều 22 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh), nhƣ sau:

1). Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2). Điều lệ công ty.

3). Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách ngƣời đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nƣớc ngoài là tổ chức.

4). Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trƣờng hợp ngƣời thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tƣơng đƣơng khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy

định tại Điều 10 Nghị định này của ngƣời đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tƣơng ứng đối với trƣờng hợp ngƣời thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ đối với trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định tại Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành."

Doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tƣ, tƣ cách pháp nhân của doanh đã đƣợc xác định, Nhà nƣớc bảo hộ pháp lý, bảo hộ pháp nhân của doanh nghiệp.

Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tƣ, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính để đƣợc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo luật an toàn thực phẩm năm 2010, tại Điều 35 thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, quy định : “ Bộ trƣởng Bộ Y tế, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ

trƣởng Bộ Công thƣơng quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực đƣợc phân công quản lý”.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, mhƣ sau :

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và ngƣời trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã đƣợc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của ngƣời trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trƣởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đƣợc quy định nhƣ sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trƣờng hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng và thực thi theo các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm.

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng, thực hiện đúng vả đủ về điều kiện kinh doanh thực phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đủ diện tích để bố trí khu vực bảo quản và kinh doanh thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nƣớc, đọng nƣớc, không bị ảnh hƣởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

Doaanh nghiệp có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy. Dụng cụ chứa đựng chất thải rắn nguy hiểm có ký hiệu để phân biệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế thu gom với tổ chức, cá nhân đƣợc phép xử lý rác thải rắn khác trên địa bàn, địa phƣơng.

Trong quá trình kinh doanh và sản xuất thực phẩm của doanh nghiệp, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm đáp ứng các yêu cầu: nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất h trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn; bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng, an toàn thực phẩm...

Doanh nghiệp đáp ứng đúng về điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ trong hoạt động kinh doanh thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đƣợc thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dƣỡng.

Thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh, đƣợc chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm, bảo dƣỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lƣợng, an toàn sản phẩm và đánh giá đƣợc chỉ tiêu cơ bản về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

Doanh ngiệp đáp ứng về điều kiện bảo quản thực phẩm. Nơi bảo quản và phƣơng tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản. Ngăn ngừa đƣợc ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trƣờng; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác. Thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt của từng loại thực phẩm.

Doanh nghiệp đáp ứng về điều kiện vận chuyển thực phẩm. Phƣơng tiện vận chuyển thực phẩm đƣợc chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm , không ảnh hƣởng đến bao gói thực phẩm và dễ làm sạch. Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Vận chuyển thực phẩm luôn có sự kiểm tra, giám sát các loại vi sinh, vi khuẩn có thể gây nhiễm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực phẩm.

Theo các quy định pháp luật và thủ tục hành chính nêu trên, đối chiếu với thực tiễn thực hiện về điều kiện kinh doanh thự phẩm, cho thấy nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ chí minh đã thực hiện đúng và đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm. Doanh nghiệp thực hiện hồ sơ đăng ký, thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan quản lý nhà

nƣớc. Những doanh nghiệp này đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm, cụ thể nhƣ sau:

1/. Công ty TNHH UNICITY MARKETING VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở: số 19 Cộng Hòa, Phƣờng 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Cục an toàn thực phẩm thuộc bộ Y Tế sau khi xem xét thồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở kinh doanh, đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận có số cấp 215/2015/ATTP-CNĐK ngày cấp 12-02-2015.

(xem Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thực phẩm ở phần bảng biểu) 2/. Công ty TNHH THƢƠNG MẠI XUÂN THỊNH

Địa chỉ trụ sở: 24 Hoa Phƣợng, Phƣờng 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y Tế tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi xem xét thồ sơ, cơ quan quản lý nhà nƣớc tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở kinh doanh, đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh. Giấy chứng nhận có số cấp 1305/2011/ATTP-CN ngày cấp 04-11-2011.

(xem Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thực phẩm ở phần bảng biểu) 3/. Công ty TNHH MTV THƢƠNG MẠI HOÀNG GIA VN

Địa chỉ trụ sở: 36L KDC Miếu Nổi, Phƣờng 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Cục an toàn vệ

sinh thực phẩm thuộc Bộ Y Tế , sau khi xem xét thồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở kinh doanh, đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận có số cấp 2648ATTP ngày cấp 26-12-2011.

(xem Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thực phẩm ở phần bảng biểu) 4/. Công ty TNHH THƢƠNG MẠI CITYPHAR SÀI GÒN

Địa chỉ trụ sở: 259 Nguyễn Thái Sơn, Phƣờng 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế sau khi xem xét thồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở kinh doanh, đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận có số cấp 920/2013/ATTP-CNĐK ngày cấp 18-11-2013.

(xem Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thực phẩm ở phần bảng biểu) 5/. Công ty TNHH MTV SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI GÓC XANH Địa chỉ trụ sở: 20B Trần Văn Quang, Phƣờng 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Cục an toàn thực phẩm thuộc bộ Y Tế sau khi xem xét thồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở kinh doanh, đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận có số cấp 146/2015/ATTP-CNĐK ngày cấp 05-02-2015.

(xem Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thực phẩm ở phần bảng biểu) Năm doanh nghiệp nêu trên đã thực hiện đúng và đủ các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm. Doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu về thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Cơ quan quản lý nhà nƣớc đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Những quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm đã đƣợc áp dụng cụ thể trong các hoạt động kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số doanh nghiệp kinh doanh thự phẩm có những phàn nàn, lúng túng trong việc thực hiện những quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm và thực hiện những thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, những phản ánh này trong thực tiễn tại một số nơi, doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc xem xét, giải quyết phù hợp.

Bên cạnh việc kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thực phẩm, các chủ thể có thể thực hiện việc quảng cáo kinh doanh thực phẩm. Việc quảng cáo trong kinh doanh thực phẩm phải trung thực và đúng quy định pháp luật.

Quảng cáo thực phẩm, theo Khoản 5 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ- CP hƣớng dẫn Luật an toàn thực phẩm, thì thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, nhƣ sau:

- Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn này đƣợc tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đƣợc gửi qua

đƣờng bƣu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh đƣợc tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Trong trƣờng hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản

nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ đƣợc yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị;

-Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 58)