Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 90)

Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm các chủ thể đầu tƣ, tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cò bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại khó khan trong việc thực thi pháp luật an toàn thực phẩm.

Đa phần liên quan đến đầu tƣ công nghệ, dây chuyền sản xuất chế biến thực phẩm. Những lô sản phẩm hàng hóa thực phẩm đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt nhƣng thỉnh thoảng, khi đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ gặp nhiều vấn đề vệ vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc cho ngƣời sử dụng.

Những trƣờng hợp này, nhà sản xuất thực phẩm phải thu hồi sản phẩm, bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng thực phẩm do mình sản xuất. Đánh giá lại toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm để xác định l i hệ thống ở khâu nào và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong thực tế việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thể hiện nhiều vấn đề phức tạp. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hện chức trách, quyền hạn của mình trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến ngƣời tiêu dùng, Tuy nhiên, thực phẩm bẩn, thực phẩm ô nhiễm gây hại trong cuộc sống ngƣời dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn đáng báo động, và việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, gây nguy hại sức khỏe

vẫn diễn ra ở mức độ nguy hiểm cao, tồn tại, thách thức các cơ quan chức năng.

Những cơ sở kinh doanh thực phẩm dƣới những hình thức làm ăn gian dối, phi pháp, buôn bán không phép, hàng hóa không kiểm định tràn lan trong thành phố. Những ngôi chợ tự phát hình thành trên những tuyến đờng đông dân cƣ, buôn bán thực phẩm cho những ngƣời dân lao động thành phố. Rõ ràng, những thực phẩm này đa phần không đƣợc kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những miếng thịt heo, thịt bò, cá, tôm, mực rau kinh doanh có từ đâu,? Nguồn thực phẩm chế biến kinh doanh đƣa ra chợ tự phát tiêu thụ đã có cơ quan chức năng nào kiểm nghiệm, kiểm tra thực phẩm ? v.v.

Những câu hỏi trên còn nhiều, và còn nhiều đối với những ngƣời dân lao động thnh phố Hồ Chí Minh.

Việc này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Để xác định nguồn thực phẩm bẩn, để phát hiện những cơ sở chế biến thực phẩm bẩn, gây nguy hại cho sức khỏe ngƣời dân là việc rất khó khan của các cơ quan chức năng.

Những chế tài pháp luật hiện nay đã đủ sức răn đe, những mức phạt vi phạm hành chính trong quản lí hành chính về an toàn thực phẩm đã phát huy hết tác dụng trong việc kềm chế, ngăn ngừa việc sản xuất chế biến thực phẩm bẩn.

Ngƣời tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng, nhiều mặt hàng ngoại đa dạng đƣợc đƣa vào thành phố trong thời kỳ hội nhập. Cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong nƣớc phải thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đem lại bình an cho ngƣời sử dụng. Giải pháp là cần phải có sự phối hợp với nhau giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc, truyền thông và nhà sản xuất thực phẩm, nhƣ sau:

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:

1. Tăng cƣờng hệ thống thanh tra đi kèm với mạng lƣới phòng kiểm nghiệm đủ mạnh.

2. Đánh giá và tận dụng khả năng các đơn vị kiểm nghiệm hiện có trên địa bàn để phân công trách nhiệm.

3. Thƣờng xuyên thông tin rộng rãi cho cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng những vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong và ngoài nƣớc.

4. Có những biện pháp buộc ngƣời sản xuất phải tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.

5. Có những quy định về tổ chức kiểm nghiệm sao cho đạt đƣợc độ tin cậy cao.

6. Cần rà soát, bổ sung, thiết lập thêm các quy định liên quan đến các hóa chất, phụ gia đã bị cấm sử dụng ở nƣớc ngoài. Thành phố ta là một cửa ngõ, chắc chắn sẽ là nơi tiếp cận nhiều mặt hàng phong phú, chất lƣợng tốt, nhƣng cũng sẽ có những mặt hàng yếu kém, thậm chí có thể ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời.

Đối với nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm :

1. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, ghi trên nhãn chỉ tiêu dinh dƣỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Không sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Thƣờng xuyên theo dõi các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm trong và ngoài nƣớc, nhất là có liên quan đến các mặt hàng mình sản xuất. Thiết lập hệ thống quản lý chất lƣợng tại đơn vị và tuân thủ tối đa các quy định của hệ thống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lƣợng sản phẩm.

Đối với cơ quan truyền thông, Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng và các Hội Khoa học kỹ thuật:

Phổ biến thông tin, h trợ kiến thức cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất. Tập trung tuyên truyền các kiến thức về chất lƣợng hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho ngƣời sản xuất luôn cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Giúp ngƣời tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng, nhất là trong thời gian sắp tới khi nhiều mặt hàng ngoại, đa dạng đƣợc đƣa vào thành phố trong thời kỳ hội nhập.

Giải pháp hoàn thiện xét ở một góc độ khác, các hành vi và hiện tƣợng vi phạm về an toàn thực phẩm thƣờng thấy là bán thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định, sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lƣợng. Đây là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Thực tế, có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày thông qua thực phẩm không an toàn. Trong bối cảnh chung sống với thực phẩm không an toàn, một bộ phận dân cƣ có điều kiện tự trồng rau, nuôi heo, nuôi gà để có thực phẩm sạch. Vấn đề xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm, trách nhiệm liên quan đến các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ; doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Trong quản lý Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng đã n lực thực hiện trách nhiệm của mình, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quy định hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện. Trang thiết bị kỹ thuật từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm . Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế, tồn tại:

1. Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này còn hiện tƣợng cắt khúc, phân đoạn. Tạo nhiều khoảng trống chƣa đƣợc xử lý có hiệu quả, thực phẩm không an toàn vẫn đƣợc kinh doanh trong xã hộivà ngƣời dân phải chịu hậu quả.

2. Lực lƣợng làm công tác an toàn thực phẩm, nhất là lực lƣợng thanh tra chuyên ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng còn thiếu, có trƣờng hợp còn hạn chế về chuyên môn, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu của công việc.

3. Kinh phí cho hoạt động quản lý an toàn thực phẩm còn rất hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ. Thiết bị kỹ thuật kiểm tra chất lƣợng an toàn thực phẩm chƣa đƣợc hiện đại để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.

4. Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện còn mang tính phong trào theo đợt.

Ngoài ra, có những bất cập các vấn đề cần tháo gỡ cũng nhƣ những vƣớng mắc, đang ngăn cản quá trình cải cách và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải pháp trong vấn đề này là cần đƣợc điều chỉnh, sửa đổi lại cho phù hợp trong việc quản lý nhà nƣớc.

Giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là cần sửa đổi các quy định gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khâu kiểm nghiệm và xác nhận hợp chuẩn, quy trình nên rút gọn. Doanh nghiệp gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm. Các phòng kiểm nghiệm đƣợc chỉ định có trách nhiệm kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu sản phẩm đạt chất lƣợng sẽ đƣợc xác nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lƣợng (theo tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp và các quy định hiện hành về an toàn thực phẩm của Việt Nam). Cơ quan quản lý cần đi kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm trên thị trƣờng để kiểm nghiệm.

Giải pháp cần xem xét đánh giá vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc đảm bảo tình hình an toàn thực phẩm. Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ, Hiệp hội

doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đã lƣu hành sản phẩm của mình trên hầu hết các nƣớc châu Âu, châu Mỹ nhƣng tại các nƣớc này không có hình thức công bố sản phẩm trƣớc khi lƣu hành nhƣ của Việt Nam mà các sản phẩm đều đƣợc quản lý an toàn thực phẩm theo xu hƣớng kiểm tra hậu kiểm, kết hợp với kiểm tra điều kiện và quy trình sản xuất của nhà máy. Nhƣ vậy quy định công bố sản phẩm tại Việt Nam có sự khác biệt với thông lệ quốc tế. Việc công bố giấy phép an toàn thực phẩm hoàn toàn là thủ tục hành chính, không đánh giá đƣợc sản phẩm có an toàn cho ngƣời sử dụng hay không. Vấn đề giải pháp là cần điều chỉnh vai trò quản lý nhà nƣớc, cần đƣợc thể hiện nhiều trong việc kiểm tra, thanh tra thực tế đối với các doanh nghiệp, khu vực có nghi vấn, tiềm ẩn vi phạm pháp luật kinh doanh thực phẩm.

Tình trạng mất an toàn thực phẩm và yêu cầu bảo vệ ngƣời tiêu dùng là vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay, giải pháp tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc, nhƣ sau :

1/. Đề xuất các sở ngành chức năng của thành phố cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, cũng nhƣ chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống giáo dục hiện nay trên địa bàn.

2/. Thành phố cần có chủ trƣơng để ngành giáo dục triển khai, kết nối, đƣa các sản phẩm của doanh nghiệp ngành thực phẩm uy tín, có thƣơng hiệu tốt trên thị trƣờng Việt Nam đƣợc tiếp cận, cung cấp thực phẩm vào hệ thống giáo dục, từ đó tạo cơ hội cho thế hệ trẻ đƣợc sử dụng nguồn thực phẩm chất lƣợng, an toàn, đảm bảo sức khỏe và phát triển về trí tuệ.

3/. Cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm kém chất lƣợng và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

4/. Về cấp độ quản lý nhà nƣớc, một ví dụ cho thấy nguyên liệu, bột gạo để làm bún do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn quản lý; sản phẩm, tinh bột do Bộ Công Thƣơng quản lý ;, sản phẩm bún bán trên thị trƣờng, do Bộ Y tế quản lý. Một sản phẩm đƣợc hình thành có 3 Bộ cùng quản lý. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc là cần tập trung thống nhất quản lý an toàn thực phẩm về một cơ quan quản lý duy nhất.

Giải pháp hoàn thiện chế tài, quy định pháp luật về xử lý:

Xử lý đƣợc các trƣờng hợp vi phạm an toàn thực phẩm chỉ là phần trong khi mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Thực tế qua thông tin báo chí có nhiều vụ bắt giữ thực phẩm quá hạn không nguồn gốc, nội tạng hôi thối. Hàng năm, trong xã hội có hàng rất nhiều trƣờng hợp tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm liên quan đến thực phẩm bẩn nhƣng ngƣời dân vẫn không biết, không xác định rõ các nguyên nhân. yếu tố tác động. ngƣời dân tự xử lý, và không đƣợc các cơ sở y tế ghi nhận.

Doanh nghiệp và nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm vì lợi nhuận kinh tế mà coi thƣờng sức khỏe của ngƣời dân, chƣa thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận nhiều chủ thể kinh doanh thực phẩm làm trái pháp luật, trong khi đó việc xử lý vi phạm ở mức độ không nặng. Chế tài quy định trong xử phạt vi phạm hành chính còn quá nhẹ chƣa đủ mức răn đe. Công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, chƣa phân rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ ngành. Vi phạm về an toàn thực phẩm gây nguy hiểm sức khỏe ngƣời dân, cần xử lý nghiêm minh, xem xét trách nhiệm hình sự .

Nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không khai báo, không đƣợc kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ; điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, giết mổ, làm sạch phủ tạng trực tiếp trên sàn, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng và mất an toàn thực phẩm.

Điều đáng lƣu ý là, nhiều cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cƣ nên gây ô nhiễm nghiêm trọng về tiếng ồn, không khí, chất thải lỏng, chất thải rắn. Vi phạm trong quá trình vận chuyển, bày bán thịt gia súc, gia cầm vẫn diễn ra khá phổ biến.

Tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khá phổ biến trong nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh rƣợu, bia và nƣớc giải khát.

Nhiều cơ sở sản xuất nƣớc uống đóng chai chƣa bảo đảm vệ sinh, chất lƣợng nguồn nƣớc chƣa đƣợc kiểm soát tốt; đa phần các cơ sở nấu rƣợu thủ công, dụng cụ thô sơ không bảo đảm an toàn thực phẩm, tình trạng bán rƣợu không đăng ký chất lƣợng, không nhãn mác, nguồn gốc vẫn tràn lan tại nhiều địa phƣơng gây ngộ độc thực phẩm cấp tính và mãn tính cho ngƣời tiêu dùng. Công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hiệu quả chƣa cao do khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự.

Việc thực thi pháp luật còn hình thức, dàn trải, việc công khai thông tin chƣa tốt, xử lý chƣa nghiêm các vụ việc vi phạm cũng nhƣ chƣa tạo đƣợc động lực khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Việc thanh tra, kiểm tra tuy có tăng theo hằng năm nhƣng chƣa bao quát đối với tất cả loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm. Việc xử lý vi phạm còn chƣa nghiêm, chƣa kịp thời, chƣa quyết liệt, chủ yếu là xử phạt hành chính, khắc phục l i.

Giải pháp là cần bổ sung trong Bộ luật Hình sự về các quy định, tội danh mới, để xác định rõ các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và điều chỉnh lại quy định xử lý vi phạm hành chính để phù hợp thực trạng.

Ngoài ra, ngƣời dân địa phƣơng sử dụng hàng tiêu dùng hằng ngày nhƣng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Hàng nông thủy sản, hoa quả, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm đƣợc nhập rất lớn, nhƣng không thể kiểm tra, kiểm soát đƣợc hết bệnh dịch. Đặc biệt là số lƣợng lớn gia cầm, sản phẩm gia cầm, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Có thông tin trong xã hội cho rằng cam, táo để cả năm không hỏng do sử dụng chất bảo quản có tính độc hại, nhƣng sự việc này vẫn chƣa thấy cơ quan quản lý nhà nƣớc xác định và thẩm định làm rõ.

Cần phát huy tinh thần ngƣời dân tham gia thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích ngƣời dân tham gia việc tố cáo các hành vi vi phạm trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm gây hại, cho cộng đồng dân cƣ xã hội. Khuyến khích những doanh nghiệp có đóng góp mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 90)