Thực trạng thực hiện cải cách hànhchín hở huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính từ thực tiễn huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 37 - 56)

2.3.1. Về cải cách thể chế

- Thành tựu:“Trong năm 2019, huyện đã đổi mới và nâng cao chất

lượng công tác xây dựng văn bản QPPL. Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng văn bản QPPL trong năm 2019, huyện đã ban hành các kế hoạch sau:

+ Ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 27/12/2018 triển khai thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2019 trên địa bàn huyện;

+Ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 27/12/2018 triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trên địa bàn huyện;

+ Ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 28/12/2018 triển khai công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2019 trên địa bàn huyện. Và ban hành các văn bản triển khai thực hiện các Kế hoạch.

Trong công tác hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của cơ quan, địa phương: Công

tác xây dựng văn bản QPPL: Năm 2019 UBND huyện ban hành 01 văn bản QPPL: Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 22/8/2019 về việc bãi bỏ một số văn bản QPPL của UBND huyện Đak Pơ ban hành. Việc ban hành văn bản QPPL đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Năm 2019, thực hiện tự kiểm tra 01 văn bản QPPL (01 Quyết định) do UBND huyện ban hành. Kết quả tự kiểm tra, văn bản đảm bảo về thể thức, kỹ thuật trình bày và nội dung của một văn bản QPPL theo quy định.

- Kiểm tra theo thẩm quyền: UBND các xã, thị trấn không ban hành văn bản QPPL nên không có đối tượng kiểm tra theo thẩm quyền.

Công tác rà soát văn bản QPPL: Năm 2019, Thực hiện 02 đợt rà soát văn bản QPPL do HĐND, UBND huyện ban hành. Kết quả rà soát tính đến ngày 30/9/2019 như sau:

- Tổng số văn bản được tập hợp rà soát: 16 văn bản QPPL (Gồm: 02 Nghị quyết; 14 quyết định).

- Còn hiệu lực thi hành: 12 văn bản QPPL (gồm có: 02 Nghị quyết (kể cả 01 Nghị quyết đang còn hiệu lực thi hành một phần) và 10 Quyết định).

- Hết hiệu lực thi hành một phần: 01 văn bản (01 Nghị quyết). - Hết hiệu lực thi hành toàn bộ: 04 văn bản (04 Quyết định).

Sau khi có kết quả rà soát, ngày 05/11/2019, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1495/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần.

Công tác hệ thống hoá văn bản QPPL: Trong năm 2019, UBND huyện đã thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND huyện Đak Pơ ban hành tính đến ngày 31/12/2018. Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL:

- Lĩnh vực kinh tế: có 02 Nghị quyết.

- Lĩnh vực tổ chức bộ máy: có 09 Quyết định. - Lĩnh vực khác: 04 Quyết định.

Sau khi có kết quả hệ thống hóa, ngày 07/8/2019, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1027/QĐ-UBND công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND huyện Đăk Pơ ban hành tính đến ngày 31/12/2018. Như vậy, công tác CCHC của huyện Đak Pơ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy và HĐND, UBND huyện Đak Pơ; đồng thời đã huy động được sự tham gia của các cơ quan đảng, cơ quan chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các cơ quan ngành dọc, người dân, doanh nghiệp cùng tham gia. Do vậy, so với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 04/QĐ- UBND ngày 04/01/2012, đến năm 2020, huyện Đak Pơ đã hoàn thành đạt và vượt mức các mục tiêu đề ra. Theo đó, thể chế hành chính của huyện Đak Pơ được hoàn thiện, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật. Huyện Đăk Pơ đã rà soát, hệ thống hóa hơn 166 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hơn 16 VBQPPL” [Error! Reference source not found., tr.5-6].

cụ thể hóa “Pháp lệnh quy chế thực hiện dân chủ ở các xã” để nhân dân tham gia hoạt động chính quyền, giám sát hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ, công chức.

- Hạn chế:Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cải cách thể chế trong

những năm qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tỉnh Gia Lai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Số lượng văn bản được ban hành nhiều, nhưng nhìn chung chưa cao, chưa thể hiện nhất quán và thấu suốt tinh thần cải cách hành chính.

2.3.2. Về cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung được UBND huyện Đak Pơ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Quyết định số 30/QĐ- UBND, ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh Gia Lai về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai các

quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để các tổ chức và công dân biết thực hiện.

Bảng 2.1. Kết quả điều tra xã hội học công dân và doanh nghiệp về hài lòng về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính

được công khai so với quy định trên địa bàn huyện Đak Pơ năm 2019

(tỉ lệ:%)

Câu hỏi Chính xác, đầy

đủ, kịp thời

Không chính xác, đầy đủ, kịp

thời

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định?

85% 15%

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai

Trong giai đoạn 2011-2020, huyện Đăk Pơ đã ban hành 14 quyết định, công bố72 TTHC, tất cả đều được cung cấp ở mức độ 3 hoặc 4. 100% các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn huyện Đăk Pơ triển khai mô hình “Một cửa", “Một cửa điện tử liên thông". Kết quả giải quyết TTHC hằng năm của huyện Đak Pơ luôn đạt từ 89% trở lên. Đến ngày 29/5/2020, huyện Đak Pơ đã thí điểm chuyển giao Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện và Thị trấn Đăk Pơ sang bưu điện huyện làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công huyện Đăk Pơ. “Trong giai đoạn 2017-2019, Bưu điện huyện Đak Pơ đã tiếp nhận 1.103 hồ sơ sử dụng dịch vụ bưu chính công ích, tăng 41% khi tham gia đề án thí điểm. Hiện đại hóa hành chính cũng được chú trọng, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương và một số cơ quan nhà nước khác đã sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành và đã thực hiện gửi, nhận hơn 978 lượt trao đổi văn bản điện tử; Trục liên thông văn bản điện tử

của huyện Đăk Pơ đảm bảo việc liên thông văn bản 3 cấp “Tỉnh - huyện- xã" và từ tháng 03/2019 đã chính thức kết nối với Trục liên thông văn bản điện tử; tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt hơn 80%; tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ là 57,86%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 98,63% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trên hệ thống… Việc thực hiện CCHC đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý, hành chính thông thoáng, dân không ngừng được cải thiện, vị thế của huyện Đak Pơ được nâng cao không chỉ trong khu vực tỉnh” [51, tr.9].

Đặc biệt rất coi trọng công tác kiểm soát việc ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, địa phương: Về rà soát TTHC trng năm 2019, UBND huyện không đăng ký rà soát TTHC với tỉnh mà thực hiện theo nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch rà soát TTHC năm 2019 của UBND tỉnh. UBND huyện thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật các TTHC mới theo quyết định ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh và niêm yết công khai theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đồng thời, bỏ niêm yết đối với TTHC được sửa đổi, bãi bỏ hoặc thay thế. Trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính: Thực hiện Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhận, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn giải quyết TTHC của công dân, tổ chức niêm yết công khai thông tin, địa chỉ cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, cấp xã và trên Cổng thông tin điện tử huyện.

Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị và kết quả kiểm tra, xử lý các phản ánh kiến nghị thì năm 2019, UBND huyện không có tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Về công khai thủ tục hành chính thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ- CP của Chính phủ về kiểm soát TTHC, Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện niêm yết công khai các TTHC theo quy định. Việc niêm yết công khai các TTHC tại các cơ quan, đơn vị, các địa phương đã đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, đầy đủ các nội dung của TTHC theo Quyết định công bố TTHC, sửa đổi TTHC. Đối với TTHC được niêm yết công khai có mẫu đơn, mẫu tờ khai thì các mẫu đơn, mẫu tờ khai được đính kèm ngay sau TTHC; bản giấy TTHC được niêm yết công khai đảm bảo không bị hư hỏng, rách nát, hoen ố. Hiện nay, kết quả việc niêm yết công khai TTHC đạt được những kết quả như sau: Hình thức niêm yết, công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị: Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức niêm yết công khai TTHC trên bảng theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị cũng sử dụng các hình thức khác: đóng thành tập để tại nơi tiếp nhận hồ sơ của công dân, niêm yết trên phần mềm, hệ thống thông tin điện tử của huyện, xã…

- Hạn chế:

Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu.Tình trạng cập nhật, niêm yết công công khai các thủ tục hành chính, văn bản mới tại Bộ phận Một cửa UBND các xã, thị trấn còn chậm: Đối với các cơ quan trực tiếp tiếp nhận và

giải quyết TTHC của công dân, TTHC được niêm yết tại nơi làm việc của cơ quan mình, đồng thời niêm yết tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện. Đối với UBND các xã, thị trấn, Bảng niêm yết đặt tại Bộ phận bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các xã, thị trấn. Hầu hết các vị trí niêm yết đều thuận tiện cho việc tiếp cận, tìm hiểu TTHC của tổ chức, cá nhân. Nội dung TTHC được niêm yết công khai còn sơ sài chưa đầy đủ nội dung như: Tên TTHC, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện TTHC, cơ quan thực hiệnTTHC, kết quả thực hiện TTHC.

2.3.3.Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ba lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp từ huyện tới xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Đăk Pơ; lần thứ nhất theo Nghị Quyết số 06/2001/NĐ-CP của Chính phủ; Lần thứ hai thực hiện theo các Nghị định 46/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hànhchính xã, phường, thành lập các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và các huyện Chư Prông, Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh Gai Lai về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, thì “qua các lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy được thực hiện đúng quy định, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong sắp xếp bố trí cán bộ, công chức. Thực hiện

các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn Trung ương, của tỉnh, huyện Đăk Pơ đã tiến hành sắp xếp và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên môn của huyện; Xây dựng Đề án sáp nhập một sốcơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện đáp ứng yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật”[52, tr.4].

Bảng 2.2. Kết quả điều tra xã hội học công dân và doanh nghiệp về hài lòng về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn, tiếp

nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Đăk Pơ năm 2019

(tỉ lệ:%)

Câu hỏi Tốt Kém Bình

thường

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về thái độ ứng xử (văn hóa công sở, đồng phục, ngôn ngữ, tác phong…) của cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính?

80% 15% 5%

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai

Năm 2019, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp đảm bảo hoạt động ổn định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quyết định giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn năm 2019. Thực hiện việc sáp nhập, thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp. Triển khai thực hiện quy định mới về hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Ban hành quy chế

nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng quy định, kịp thời công tác quản lý nhà nước về xây dựng chính quyền cơ sở, chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức. Xây dựng kế hoạch biên chế năm 2020. Thực hiện việc tinh giản biên chế theo lộ trình, năm 2019, huyện đã cắt giảm được 02 biên chế hành chính, 10 biên chế sự nghiệp, 01 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; củng cố, kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính từ thực tiễn huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)