- Nguyên nhân:
Đặc biệt, là nguồn lực và những điều kiện bảo đảm cần thiết cho cải CCHC còn nhiều haṇ chế, thiếu tính đồng bộ và có những nguồn lực ổn định thực hiện. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn diễn ra tình trạng cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai minh bạch của nền
hành chínhkhi giao dịch hành chính với công dân và doanh nghiệp còn nhiều thách thức.
- Bài học kinh nghiệm
Tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, những kiến nghị của cử tri; thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; duy trì hoạt động tiếp công dân.
Thực hiện tốt công tác CCHC; nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tinh giản biên chế; Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mẫu mực, văn minh, có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệu vụ được giao; thực hiện tốt công tác cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định; chú trọng công tác thi đua khen thưởng.
Phối hợp với Mặt trận và các tổ chức hội, đoàn thể các cấp trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các định các mục tiêu cải CCHC mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi; Coi trọng công tác thí điểm và kết quả của môṭ số mô hình trong triển khai cải CCHC.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện công tác cải CCHC; Tăng cường, phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác cải CCHC. Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công tác cải CCHC; bố trí đủ nguồn lực tài chính cho cải CCHC.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2 luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật CCHC tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai. Nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật CCHClà một trong những nội dung quan trọng nhất của cải cách tại Việt Nam. Công cuộc đẩy mạnh cải cách nền hành chính ở Việt Nam, CCHC được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Qua nghiên cứu, UBND, HĐND, Huyện Ủy huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai đã giao nhiệm vụ cải cách CCHC, đơn giản hoá CCHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của huyện. CCHC cũng là một trong hai khâu đột phá trong chiến lược phát triển của huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2015-2020.
CCHC tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai Giai đoạn hiện nay, bao gồm 06 nội dung: (1) Cải cách thể chế, (2) Cải cách thủ tụchành chính, (3) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, (4) Xây dựng và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, (5) Cải cách tài chính công, và (6) Hiện đại hoá hành chính.
Chương 2 Luận văn nghiên cứu thực tiễn CCHC tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai qua phân tích, so sánh và đánh giá các quan điểm đa dạng về chất lượng hành chính công. Trên cơ sở đó, gợi ra các ý tưởng cần được áp dụng và có các thay đổi thích hợp với thực tiễn của cải cách hành chính tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.
CHƯƠNG 3