Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp Tạm giam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 46)

1.2.1. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

Biện pháp ngăn chặn tạm giam cách ly người bị áp dụng ra khỏi đời sống xã hội trong một thời gian tương đối dài so với biện pháp tạm giữ và nghiêm khắc hơn các BPNC khác không hạn chế các quyền tự do. Chính vì tính chất nghiêm khắc của biện pháp này mà chủ thể chỉ được áp dụng đối với những đối tượng cụ thể theo quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015: “Tạm giam có thể

dụng BPNC tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Quy định mới của BLTTHS, bị can là cá nhân hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự và quyết định khởi tố đã có sự phê chuẩn của VKS. Bị cáo là cá nhân hoặc pháp nhân bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Tuy nhiên biện pháp tạm giam chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân tức là phải là con người cụ thể tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội thì biện pháp tạm giam mới phát huy tác dụng có thể cách li đối tượng cụ thể xác định ra khỏi xã hội trong thời gian nhất định và hạn chế một số quyền công dân của đối tượng đó. Còn pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện về thành lập, cơ cấu tổ chức, tài sản, nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật theo điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 chứ không phải là một cá nhân cụ thể và BLTTHS cũng đã quy định các BPCC chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

1.2.2. Căn cứ và trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam

Biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng trong các trường hợp và căn cứ sau đây:

- Áp dụng đối với bị can về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng[3].

Quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định được bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS để áp dụng biện pháp tạm giam phù hợp. Các hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Do đó căn cứ vào dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính phải chịu trách nhiệm hình phạt, nhà làm luật đã phân tội phạm ra thành 4 loại trong đó tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử

hình[3]. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong trường hợp này không phụ thuộc thêm điều kiện nào khác.

- Áp dụng đối với bị can về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đã bị áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này[3].

+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm: trường hợp này bị can, bị cáo đã bị áp dụng các BPNC bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú như không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng, đi khỏi nơi cư trú mà không được sự cho phép…nhưng đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết và ảnh hưởng tới quá trình điều tra, truy tố, xét xử nên cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can: nếu không xác định được nơi cư trú hoặc lý lịch của bị can thì việc xác định nhân thân sẽ gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo được việc có mặt của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án nếu bị can được tại ngoại, không thể thu thập chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra thuận lợi, nhanh chóng.

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn: Trường hợp này bị can đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn nhưng sau khi cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh xác định bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam kết rồi bỏ trốn hoặc quá trình điều tra có căn cứ xác định bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn như lời khai của người thân

với bị can, bị cáo, lời khai của người cùng thực hiện tội phạm, ảnh hưởng đến các quá trình giải quyết vụ án nên cần thiết phải tạm giam.

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội: Căn cứ này thể hiện tính chất mức độ nguy hiểm cũng như khả năng cải tạo của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, có quyết định đưa ra xét xử nhưng vẫn tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, ví dụ tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm; có hành vi kích động, xúi giục người khác phạm tội, từ đó gây nguy hiểm cho xã hội, vì vậy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam.

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục, người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Theo đó để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này, phải thỏa mãn cả hai điều kiện. Đầu tiên phải xác định về loại tội phạm mà bị can thực hiện thuộc tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù có thời hạn trên 02 năm quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015. Tiếp theo, phải thêm điều kiện thuộc một trong 05 trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

- Áp dụng đối với bị can về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã[3].

Thực tiễn áp dụng, bị can phạm vào tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù có thời hạn đến 02 năm cũng có thể gây ra khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nếu họ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Đây là một trường hợp mới được quy định thành một khoản riêng tại điều luật về tạm giam trong BLTTHS năm 2015. Khi áp dụng trường hợp này, cần lưu ý chỉ áp dụng biện pháp tạm giam bị can về loại tội phạm ít nghiêm trọng mà hình phạt tù dưới 02 năm nếu bị can tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước khi quy định các trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam trong 02 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Bị can là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNC khác[3].

Để xác định là phụ nữ có thai thì phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền và các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập đưa vào hồ sơ vụ án. Về người già yếu thì hướng dẫn tại điểm a, Tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì: “Người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm[7]. BLHS năm 2015 đã loại bỏ cụm từ “người già” thay thế cụ thể là “người từ 70 tuổi trở lên”[3]. Từ các quy định này, có thể hiểu người già yếu là người từ 70 tuổi trở lên mà thường xuyên bị đau ốm. Về đối tượng người bị bệnh nặng, chưa có quy định rõ nhưng theo ý kiến của tác giả có thể hiểu người bị bệnh nặng sẽ vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở giam giữ. Tại Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định về trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao[8]. Qua việc tham khảo quy định trên, “người bị bệnh nặng” sẽ được hiểu là mắc các bệnh như trên.

Những chủ thể trên là những đối tượng đặc biệt sẽ được áp dụng BPNC khác không phải tạm giam bởi vì trong cơ sở giam, giữ sẽ không đáp ứng đủ điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, việc tạm giam có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ hoặc con của họ, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc sức khỏe của những

người này. Tuy nhiên, nếu đối tượng đặc biệt này mà không có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia[3].

Trường hợp 2: đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi. Theo Điều 37 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn ngắn thích hợp nhất[2]. So với các BLTTHS trước thì BLTTHS năm 2015 đã thay đổi cụm từ “người chưa thành niên” bằng cụm từ “người dưới 18 tuổi” cho dễ hiểu và thống nhất. Đây cũng là một đối tượng đặc biệt, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của những người này, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ có thể dẫn tới những hậu quả xấu, tạo ra sự mặc cảm, tổn thương trong tâm lý hoặc thái độ tiêu cực, chống đối, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này nên trong trường hợp thật sự cần thiết, chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các BPNC khác không có hiệu quả.

1.2.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam của BLTTHS năm 2015 không thay đổi gì đáng kể so với BLTTHS năm 2003. Người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam được quy định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS, gồm những người sau:

- Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện KSND và Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS quân sự các cấp.

- Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp

Về nguyên tắc trong từng giai đoạn tố tụng khác nhau thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam khác nhau. Trong giai đoạn điều tra thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp có thẩm quyền ban hành Lệnh tạm giam bị can, tuy nhiên lệnh tạm giam này phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.Thời hạn phê chuẩn là trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày VKS nhận được lệnh tạm giam, văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam cùng hồ sơ liên quan đến việc tạm giam do CQĐT gửi, nếu trong trường hợp chưa đủ căn cứ, VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung, làm rõ các căn cứ để áp dụng BPNC phù hợp. Ngoài ra, khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015 còn quy định VKS có quyền quyết định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can (do VKS phê chuẩn trong giai đoạn điều tra) bằng BPNC khác.

Trong giai đoạn truy tố, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam bị can là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS các cấp và Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS quân sự các cấp. Sau khi nhận được kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án, VKS phải xem xét các căn cứ để áp dụng BPNC đối với bị can. Nếu thấy không còn căn cứ để tạm giam bị can hoặc không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can những người có thẩm quyền của VKS hủy bỏ, thay đổi biện pháp tạm giam sang các BPNC khác. Nếu xét thấy thời hạn tạm giam bị can của CQĐT vẫn còn và đủ để hoàn thành quá trình truy tố thì sử dụng lệnh tạm giam của CQĐT. Nếu xét thấy đã hết thời hạn tạm giam của CQĐT hoặc thời hạn gia hạn tạm giam theo quyết định gia hạn tạm giam của VKS mà vẫn còn căn cứ và cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, lãnh đạo VKS ra lệnh tạm giam mới trong giai đoạn truy tố [9].

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp và Chánh án, Phó Chánh

án TAQS các cấp có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can. Đối với bị cáo sau khi Tòa tuyên án, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án thuộc về Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 329 BLTTHS năm 2015, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 BLTTHS năm 2015.

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam theo quy định tại Điều 347 BLTTHS năm 2015. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án thì thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)