BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp tạm giam giam
2.1.1. Đặc điểm địa bàn
Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74 – CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ, đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Quận có 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, Khương Mai, Nhân Chính, Phương Liệt, Kim Giang; Có diện tích 913,2 ha, dân số 300.000 người. Quận Thanh Xuân giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam từ Liêm, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Địa bàn Thanh Xuân có 02 tuyến đường lớn chạy qua là đường Giải Phóng và đường Vành đai 3 trên cao do đó phát hiện và bắt giữ nhiều vụ án ma túy với số lượng lớn như vụ án Đỗ Minh Khánh, Lương Thị Nguyệt phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy với số lượng gần 10 kilogam ma túy đá…Với tốc độ đô thị hóa nhanh do đó dân cư đổ về quận sinh sống và làm việc đông, nhiều chung cư mọc lên vì vậy các đối tượng mua bán ma túy lẻ lợi dụng địa bàn là khu dân cư, ngõ ngách nhỏ của các địa bàn giáp ranh để hoạt động với phương thức thủ đoạn tinh vi: Thường xuyên thay đổi chỗ ở, nơi trọ, địa điểm giao dịch, sử dụng các đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, được hoãn thi hành án, nuôi con nhỏ, người khuyết tật bán ma túy; nhà ở lắp camera nhằm đối phó với sự phát hiện, điều tra, bắt giữ của cơ quan Công an. Hiện nay tại các khu đô thị mới thuộc địa bàn quận nhiều đối tượng phạm tội từ các địa phương khác về mua, thuê nhà để hoạt động mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng này liên
tục thay đổi nơi ở gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng.
Địa bàn quận Thanh Xuân tuy không phải địa bàn trọng điểm về hàng lậu, hàng cấm, hàng giả nhưng hiện nay trên địa bàn vẫn có nhiều công ty cho thuê kho bãi - là nơi tập kết, trung chuyển của nhiều hàng hóa nhập lậu (chủ yếu là Trung Quốc). Hoạt động của tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng cấm có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động tinh vi, các đối tượng lợi dụng kẽ hở, sự thông thoáng của chính sách để trục lợi. Hàng hóa thường được vận chuyển bằng xe khách, xe tải chuyển phát nhanh qua bưu điện từ các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc về Hà Nội để tiêu thụ. Mặt hàng được các đối tượng tập trung nhập lậu là: hàng điện tử, gia dụng, tiêu dùng, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thuốc tân dược đặc trị, thực phẩm, nước giải khát, thuốc chữa bệnh, quần áo, hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng…
Đặc biệt, trên địa bàn Quận có chợ thuốc Hapulico (Số 1 Nguyễn Huy Tưởng- Phường Nhân Chính) là đầu mối buôn bán thuốc tân dược, thực phẩm chức năng. Qua rà soát chợ thuốc có khoảng hơn 200 quầy thuốc đang hoạt động. Tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, chủ yếu là mặt hàng thực phẩm chức năng.
Các đặc điểm địa bàn trên có ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng biện pháp tạm giam tại quận Thanh Xuân. Là một quận giáp với các quận trung tâm của Thủ đô nên vẫn còn một số khó khăn ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp tạm giam như số lượng người nhập cư, tạm trú từ các tỉnh về Hà Nội đặc biệt trong quận Thanh Xuân những năm qua tăng mạnh, khiến cho tỉ lệ tội phạm và tính chất phức tạp của các vụ án gia tăng nhanh chóng.
2.1.2. Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận Thanh Xuân
Trong những năm qua, các cấp, các ngành quận Thanh Xuân đã phối hợp chặt chẽ, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị; giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ của một bộ phận dân cư, không để xảy ra đột biến, bất ngờ ảnh hưởng đến an ninh,
trật tự. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng nhanh dân cư trên địa bàn thì khối lượng công việc có diễn biến tăng, vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn từ đó có diễn biến phức tạp hơn. Số lượng vụ án hình sự được khởi tố năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Qua số liệu trong bảng 2.1 trong phụ lục 1 có thể thấy tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cụ thể như sau. Năm 2016 khởi tố 226 vụ án với 272 bị can; năm 2017 có 270 vụ án với 293 bị can; năm 2018 có 298 vụ án với 327 bị can; năm 2019 có 342 vụ án với 357 bị can; năm 2020 có 373 vụ án với 430 bị can. Từ năm 2016 đến năm 2020, số vụ án và bị can bị khởi tố có xu hướng tăng, số vụ án tăng 1,65 lần còn số bị can tăng 1,58 lần. Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào về tình tội phạm trên địa bàn đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, các khu đô thị trên địa bàn quận hiện đang được xây dựng dẫn đến tập trung nhiều người lao động từ các nơi khác về đã tác động tới tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn. Một số tội phạm có xu hướng tăng như tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động của các ổ nhóm tội phạm tinh vi hơn, chiếm đoạt tài sản nhiều hơn nhất là hoạt động lừa đảo qua mạng internet, giả danh cơ quan nhà nước… Một số hình thức phạm tội mới bắt đầu xuất hiện như các đối tượng tụ tập tại các khu chung cư để sử dụng ma túy sau đó lắc tập thể gây mất trật tự trị an và an toàn xã hội.
Tội phạm xảy ra tập trung chủ yếu ở các loại tội phạm như cố ý gây thương tích do các mâu thuẫn bột phát trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt, đánh bạc… Độ tuổi phạm tội của loại tội phạm này ngày càng trẻ hóa, manh động và liều lĩnh hơn; khi phạm tội thường sử dụng hung khí nguy hiểm… Hầu hết các vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích các bị can thường có độ tuổi dưới 30…với những phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng tập trung chủ yếu như sau:
- Tội phạm trộm cắp tài sản: Các đối tượng chủ yếu lợi dụng việc sơ hở của chủ tài sản như gia đình đi vắng không có người trông giữ để cắt cửa, khều móc chìa khóa, mở cửa để vào nhà TCTS; hoặc lợi dụng các công ty, doanh nghiệp có tài sản ban đêm không có người trông giữ để đột nhập vào trộm cắp tài sản; Tội phạm trộm cắp xe máy lợi dụng việc chủ tài sản để xe ở nơi không có người trông giữ (để xe ở chân cầu thang các nhà tập thể cũ), xe không khóa cổ, không khóa càng để trộm cắp; Các đối tượng trộm cắp lợi dụng nơi công cộng đông người như siêu thị, trên xe buýt… để móc túi trộm cắp tài sản. Đặc biệt, tình hình tội phạm trộm cắp trong năm 2020 nổi lên với thủ đoạn trộm cắp tại các cửa hàng kinh doanh không có người trông giữ ban đêm và trộm cắp tại các hộ gia đình đi vắng trong giờ hành chính nhất là tại các nhà tập thể cũ.
- Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn xảy ra một số vụ lừa đảo với thủ đoạn các đối tượng giả danh cán bộ, cơ quan tư pháp gọi điện thông báo nghi vấn bị hại có liên quan đến tội phạm, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn lừa đảo này cùng với thủ đoạn lừa đảo lợi dụng công nghệ cao (qua “hack” facebook, qua tài khoản mạng xã hội) là thủ đoạn nổi của bọn tội phạm lừa đảo trong thời gian qua.
Vì một số tội phạm có xu hướng tăng như vậy dẫn đến việc xác định các điều kiện có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội cũng gặp nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian xác minh, đánh giá chứng cứ tài liệu trong khi thời gian chuẩn bị rất ngắn. Hơn thế nữa, tỉ lệ áp dụng BPNC khác mà tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố và xét xử tăng nhanh, cá biệt nhiều trường hợp tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương.
2.1.3. Tình hình chủ thể áp dụng và mối quan hệ phối hợp.
Cơ quan CSĐT-CA quận Thanh Xuân, Viện KSND quận Thanh Xuân, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân luôn giữ được mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giải quyết công việc chung theo đúng quy định của pháp luật. Đã phối hợp chặt chẽ,
thực hiện có hiệu quả, góp phần đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa tội phạm nói chung và trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự...
Luôn tăng cường công tác phối hợp, thường xuyên họp liên ngành trong giải quyết án hình sự, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc; đã thống nhất chọn và đăng ký được nhiều vụ án trọng điểm để điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhằm phục vụ tình hình chính trị địa phương.
Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân luôn chủ trì phối hợp cùng Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong điều tra, truy tố, xét xử và đạt được kết quả cao. Viện KSND quận Thanh Xuân đã nghiêm túc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét hỏi, tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự; bảo đảm hoạt động tranh tụng có chất lượng; phối hợp với Tòa hình sự giải quyết được một số vụ án phức tạp kéo dài (Vụ Lê Hoàng L phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, vụ Nguyễn Thế B phạm tội Nhận hối lộ...); Viện kiểm sát nhân dân Quận Thanh Xuân phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao kinh nghiệm cho Kiểm sát viên và Thẩm phán .
Với kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đã cho thấy số lượng bị can, bị cáo bị tạm giam đúng quy định của pháp luật; các vụ việc xảy ra đều được khởi tố, truy tố, xét xử kịp thời, không làm oan người không phạm tội, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự, hạn chế được tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, đảm bảo tội phạm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Về chủ thể, như tại đơn vị Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân là đơn vị viện kiểm sát cấp quận trực thuộc Viện KSND thành phố Hà Nội. Căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, căn cứ đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Xuân, Viện KSND thành phố Hà Nội đã phân bổ cho Viện KSND quận Thanh