Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 51 - 58)

Phó Viện trưởng, 12 Kiểm sát viên sơ cấp, 06 Kiểm tra viên và 04 cán bộ. Viện KSND quận Thanh Xuân có chức năng và nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn quận Thanh Xuân, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương; ngoài ra được sự tin tưởng của Quận ủy thì Viện KSND nhân dân quận Thanh Xuân còn có chức năng báo cáo, thống kê tội phạm trên địa bàn quận. Hiện nay với số lượng 12 Kiểm sát viên nhưng chỉ có 05 Kiểm sát viên chuyên trách khâu công tác giải quyết các án hình sự mà số lượng lớn án hình sự cần giải quyết năm sau cao hơn năm trước nhưng nên Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân phân công các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên giúp việc cho Kiểm sát viên kiêm nhiệm giải quyết án hình sự. Tuy nhiên với vai trò của Kiểm tra viên chỉ là giúp việc cho Kiểm sát viên nên trách nhiệm lớn thuộc về Kiểm sát viên, vì vậy tình trạng công việc hiện nay của Kiểm sát viên đang quá tải, áp lực nhưng thu nhập bình quân của công chức nói chung và của ngành Kiểm sát nói riêng còn thấp, chưa là động lực khuyến khích người lao động tận tâm cống hiến với công việc, chính sách chưa được đảm bảo hợp lý.

2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận Thanh Xuân Xuân

2.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn quận Thanh Xuân

Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra tại địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020 được xác định qua bảng số liệu 2.2 trong phụ lục 2, có thể thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra tại địa bàn quận Thanh Xuân về cơ bản giảm dần theo từng năm so với trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực. Cụ thể: Năm 2016 tạm

giam 220 bị can trên tổng số 272 bị can, chiếm tỉ lệ 80,88%, đây là năm mà có số bị can bị tạm giam cao nhất trong những năm trở lại đây; năm 2017 tạm giam 179 bị can trên tổng số 293 bị can, chiếm tỉ lệ 61,09 %; năm 2018 tạm giam 144 bị can trên tổng số 327 bị can, chiếm tỉ lệ 44,03 %; năm 2019 tạm giam 155 bị can trên tổng số 357 bị can, chiếm tỉ lệ 43,41 %; năm 2020 tạm giam 206 bị can trên tổng số 430 bị can, chiếm tỉ lệ 47,90 %.

Qua xem xét các số liệu có thể thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam đã được áp dụng một cách thận trọng và chặt chẽ hơn, đặc biệt là sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018, tỷ lệ áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra trong năm 2018 trở đi thấp hơn các năm trước như năm 2018 chỉ còn 44,03 %, thấp hơn 36,85% so với năm 2014 và thấp hơn so với tỷ lệ chung từ năm 2016 đến năm 2020. Điều này cho thấy các cơ quan tố tụng quận Thanh Xuân đã áp dụng các quy định của BLTTHS theo đúng pháp luật, không lạm dụng, tùy tiện khi áp dụng BPNC tạm giam. Tuy nhiên quá trình giải quyết các vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không tránh khỏi những vi phạm hay có những quan điểm đánh giá khác nhau dẫn đến việc Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân không phê chuẩn lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra.

Ví dụ 1: Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 11/12/2018, Tổ công tác Đội Cảnh sát

điều tra tội phạm về ma túy - Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn. Khi đi đến đầu ngõ 2 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân Trung, phát hiện Hoàng Văn H (SN: 1988; HKTT: Thôn Tân Sơn, xã Tú Thịnh, Tân Dương, Tuyên Quang; nhân thân chưa có tiền án, tiền sự) và Hà Minh T (SN 1997, HKTT: Tân Sơn, Tú Thịnh, Sơn Dương, Tuyên Quang) đang đứng tại đầu ngõ có biểu hiện nghi vấn về ma túy nên đã tiến hành kiểm tra hành chính. Qua kiểm tra Hà Minh T không phát hiện thu giữ gì, còn Hoàng Văn H khai nhận đang cất giấu ma túy trong người. Tổ công tác đưa T, H về trụ sở Công an phường để giải quyết. Tại trụ sở cơ quan công an, H tự giác lấy từ túi áo khoác bên trái đang mặc ra 01 vỏ bao thuốc lá Thăng Long màu vàng, bên trong chứa

01 túi nilon màu trắng, kích thước khoảng 1x1,5cm bên trong chứa các tinh thể màu hồng (tiến hành giám định thì Tinh thể màu hồng bên trong 01 túi nilon: có khối lượng 0,150 gam, là ma túy loại Methamphetamine) giao nộp cho cơ quan công an và khai nhận đó là ma túy đá của mình đang mang đi bán cho khách nhưng chưa kịp bán thì bị cơ quan công an kiểm tra, phát hiện, bắt giữ. Cơ quan công an lập biên bản thu giữ, niêm phong tang vật, lập biên bản bắt người phạm tội quả tang,tiếp tục điều tra làm rõ.

Ngày 19/12/2018, Cơ quan CSĐT – Công an quận Thanh Xuân đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam đối với H căn cứ vào việc H không có việc ổn định, bị bắt lần này về hành vi mua bán trái phép chất ma túy nếu không áp dụng biện pháp tạm giam thì H sẽ tiếp tục bán để lấy tiền tiêu sài. Nhưng căn cứ tài liệu có trong hồ sơ xét thấy bị can phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng nên không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam theo Điều 119 Bộ luật tố tung hình sự do đó Viện KSND quận Thanh Xuân đã ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam đối với Hoàng Văn H.

Ví dụ 2: Vụ án Phùng Thị H do Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân

thụ lý giải quyết. Ngày 12/07/2019 hết thời hạn tạm giam đối với bị can nhưng đến ngày 10/07/2019 (thời hạn tạm giam chỉ còn 02 ngày). Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân mới chuyển công văn và hồ sơ đến Viện KSND Thành phố Hà Nội đề nghị ra hạn thời hạn tạm giam đối với bị can. Như vậy căn cứ theo điều 172, 173 Bộ luật TTHS thì đối với vụ án cần gia hạn thời hạn tạm giam thì trước khi hết hạn tạm giam 10 ngày, Viện kiểm sát quận Thanh Xuân phải có văn bản đề nghị gia hạn tạm giam và chuyển hồ sơ lên Viện KSND thành phố Hà Nội để xem xét quyết định tuy nhiên vụ án trên thời hạn tạm giam chỉ còn 2 ngày mới đề nghị gia hạn là vi phạm quy định TTHS.[27]

2.2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn truy tố trên địa bàn quận Thanh Xuân

quận Thanh Xuân từ năm 2016 đến năm 2020 được xác định qua bảng số liệu 2.3 trong phụ lục 3. Thông qua số liệu tổng hợp, nhận thấy xu hướng thay đổi của tỷ lệ số bị can bị tạm giam trong giai đoạn truy tố là không rõ ràng nhưng cũng cho thấy đã có dấu hiệu giảm dần từ khi BLTTHS có hiệu lực. Cụ thể: Năm 2016 tạm giam 205 bị can trong số 244 bị can đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 84,01%; năm 2017 tạm giam 162 bị can trong số 278 bị can đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 58,27%; năm 2018 tạm giam 113 bị can trong số 311 bị can đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 36,33%; năm 2019 tạm giam 140 bị can trong số 335 bị can đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 41,79%; năm 2020 tạm giam 188 bị can trong số 409 bị can đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 45,96. Nhận thấy rằng tỷ lệ số bị can bị tam giam trong giai đoạn truy tố trong 03 năm 2018, 2019, 2020 nhỏ hơn 50% tức là từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thì tỷ lệ tạm giam trong giai đoạn truy tố so với số bị can bị đề nghị truy tố là nhỏ hơn ½ và tất cả các trường hợp tạm giam trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân không để trường hợp nào quá hạn, vi phạm thủ tục tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Điều 241 BLTTHS quy định: “Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS”. Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân luôn tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, nếu không cần thiết, có đủ căn cứ sẽ hủy bỏ biện pháp tạm giam để áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng cũng không tùy tiện hủy bỏ biện pháp tạm giam bởi sẽ đánh giá xem xét toàn bộ các yếu tố có lợi hoặc bất lợi khi hủy bỏ. Mặc dù quy định tại điều 241 BLTTHS không xác định rõ căn cứ để áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nhưng trên thực tế, khi vụ án được chuyển đến VKS để truy tố, nếu đã áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra thì KSV thường tiếp tục đề xuất ra quyết định tạm giam mà không đề xuất thay đổi biện phạm tạm giam sang biện pháp khác vì thời hạn ra quyết định truy tố ngắn hơn thời hạn điều tra rất nhiều, mà tiếp theo giai đoạn truy tố là giai đoạn cuối cùng

là quá trình xét xử để tuyên có tội hay không vì vậy để đảm bảo thuận lợi cho việc xét xử thì với thực trạng cũng như điều kiện như hiện nay tạm giam vẫn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Hãn hữu Viện kiểm sát chỉ thay đổi biện pháp tạm giam sang các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền cho bị can khi trong giai đoạn điều tra chưa phát sinh việc bị can có thai, chưa phát sinh già yếu, chưa phát hiện bị bệnh nặng và sang giai đoạn truy tố thì bị can có thai, bị can già yếu, bị can bị bệnh nặng đồng thời không có các dấu hiệu như tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, khai báo gian dối... thì Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân sẽ đánh giá, xem xét chặt chẽ để thay đổi biện pháp tạm giam để đảm bảo việc chăm sóc cho bị can và con của họ.

Ví dụ 3: Khoảng 20 giờ 00 phút ngày 06/05/2020, tổ công tác đội cảnh sát điều

tra tội phạm về ma túy – công an quận Thanh Xuân làm nhiệm vụ tại đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội phát hiện Trần Văn Q (SN:1994, HKTT: Thôn An Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chở Nguyễn Thị P trên chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Vision, màu xanh, BKS: 29M1-767.17 tại trước sảnh B chung cư Thống Nhất Complex, số 82 Nguyễn Tuân có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu kiểm tra hành chính. Quá trình kiểm tra Q đã bỏ chạy và bị tổ công tác chặn lại. Tiến hành kiểm tra Q không phát hiện thu giữ gì. Tiếp tục kiểm tra P, P tự giác khai nhận đang cất giấu ma túy bên trong người đồng thời P dùng tay phải lấy từ bên trong áo lót ngực bên trái P đang mặc 01 gói nilon nhỏ màu trắng bên trong có chứa hạt tinh thể trắng. Tổ công tác tiến hành rà soát xung quanh phát hiện 01 túi nilon màu trắng bên trong chứa 05 túi nilon nhỏ chứa tinh thể màu trắng và 01 túi nilon bên trong chứa các viên nén hình vuông màu cam trong bụi cây ngay gần nơi Q đứng. Tại chỗ Q và P đều không khai nhận các túi nilon trên là của ai. Tổ công tác đã lập biên bản thu giữ đồng thời đưa Q, P cùng toàn bộ tang vật về trụ sở Công an phường Thanh Xuân Trung để giải quyết. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị P đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như sau: Khoảng 18h00’ ngày 06/05/2020, P đang đi cùng với Trần Văn Q thì có 01 người nữ giới

tên H (Hiện không xác định được) liên lạc qua mạng zalo nhờ P mua hộ 50 viên ma túy kẹo và 05 chỉ ma túy Ke với giá 30.000.000 đồng, H sẽ cho P 1.000.000 đồng tiền công và hẹn giao ma túy ở khu vực 90 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. P đồng ý và liên hệ với 01 người phụ nữ tên Tr (Hiện không xác định được) để mua ma túy. Q sử dụng xe máy nhãn hiệu Honda Vision màu xanh mang BKS: 29M1 – 767.17 chở P đến chung cư Tứ Hiệp Plaza, Thanh Trì, Hà Nội. Khi đến nơi, P bảo Q đứng bên ngoài đợi còn P đi vào bên trong chung cư Tứ Hiệp Plaza gặp và mua của Tr 50 viên ma túy kẹo và 05 chỉ ma túy Ke, nếu bán được ma túy sẽ quay lại trả tiền. Sau đó P quay ra bên ngoài chung cư nói với Q chở P đến khu vực đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Khi đến khu vực sảnh B tòa nhà chung cư Thống Nhất Complex, số 82 Nguyễn Tuân, P xuống đi bộ chờ H ra lấy ma túy còn Q ngồi trên xe máy, khi đang chờ H ra lấy ma túy thì bị lực lượng công an đến yêu cầu kiểm tra hành chính. Do lo sợ nên P đã ném 01 túi nilon màu trắng bên trong chứa 05 túi nilon nhỏ chứa tinh thể màu trắng và 01 túi nilon bên trong chứa các viên nén hình vuông màu cam là ma túy Kẹo và ma túy Ke vào bụi cây gần chỗ nơi Q đứng (tiến hành giám định là 7,602 gam Ketamine và 17,591 gam MDMA). Còn gói nilon chứa tinh thể màu trắng (tiến hành giám định là 0,349 gam Ketamine) mà P tự giác lấy bên trong áo lót ngực bên trái P đang mặc là ma túy Ke P mua của 01 người đàn ông không quen biết ở khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến với mục đích để sử dụng.

Ngày 15/05/2020, Cơ quan CSĐT – CAQ Thanh Xuân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời cùng ngày Cơ quan CSĐT – CAQ Thanh Xuân ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Phượng về tội Mua bán trái phép chất ma túy và Lệnh tạm giam đối với Phượng. Các lệnh và quyết định trên đã được Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân phê chuẩn. Ngày 31 tháng 07 năm 2020, Cơ quan CSĐT – Công an quận Thanh Xuân ra bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố Nguyễn Thị P theo khoản 2 điều 251 BLHS.

Tuy nhiên, trong giai đoạn truy tố P có thai (có kết quả xác định có thai của cơ quan có thẩm quyền); có nơi cư trú rõ ràng. Nên đảm bảo cho sự phát triển của P và con của P, căn cứ khoản 4 điều 119 BLTTHS, Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân đã hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với P và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

2.2.3. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử trên địa bàn quận Thanh Xuân

Căn cứ theo bảng số liệu 2.3 của phụ lục 3 và bảng số liệu 2.4 của phụ lục 4 có thể thấy tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì từ bảng trên ta có thể thấy số bị can bị tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử dường như không thay đổi nhiều so với tạm giam trong giai đoạn truy tố. Khi Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân chuyển toàn bộ hồ sơ và bản cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 51 - 58)