Nhận xét, đánh giá khái quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 58 - 69)

2.3.1. Về ưu điểm

Việc áp dụng biện pháp tạm giam đã góp phần mang lại hiệu quả rất lớn đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua, bảo đảm việc ngăn ngừa và phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời các hành vi phạm tội, đáp ứng nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được tôn trọng và bảo vệ.

Tạm giam tác động trực tiếp đến các quyền tự do cơ bản của công dân nên khi tiến hành áp dụng biện pháp này, các cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, đồng thời có sự xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi ra lệnh, quyết định. Nếu không cân nhắc cẩn thận các yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử, sẽ dẫn đến tạm giam oan sai, trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam trong những năm gần đây trên địa bàn quận Thanh Xuân cho thấy, việc áp dụng biện pháp này đã đạt được những kết quả theo chiều hướng tích cực, cụ thể là:

Thứ nhất, biện pháp tạm giam được áp dụng ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần thiết thực trong công tác đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam.

Như theo các bảng số liệu của Viện KSND quận Thanh Xuân từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn quận về tình hình số vụ án và số bị can bị khởi tố có xu hướng tăng còn việc áp dụng BPNC tạm giam thì giảm. Việc hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam do các cơ quan THTT tại quận Thanh Xuân đã áp dụng chặt chẽ hơn, hướng tới quyền con người nhiều hơn. Việc áp dụng các BPNC khác thay thế tạm giam được cụ thể hóa tại bảng số liệu 2.5 của phụ lục 5.

Trong mối tương quan với các BPNC khác, thông qua bảng số liệu trên có thể thấy trong 05 năm (từ năm 2016 đến năm 2020), tổng số bị can bị áp dụng BPNC tạm giam có xu hướng giảm, thay thế vào đó thì các cơ quan có thẩm quyền áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú nhiều hơn, đồng thời sẽ phải áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh tăng thêm. Hai BPNC Bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm trong giai đoạn vừa qua các cơ quan không áp dụng trường hợp nào, một phần do các cơ quan trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan cấp dưới vẫn lúng túng chưa áp dụng trên thực tế. Qua xem xét tình hình tạm giam có thể thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam đã được áp dụng một cách thận trọng và nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 từ đó có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hạn chế được tình trạng lạm dụng tùy tiện, trong những trường hợp không cần thiết thì thay vào đó có thể áp dụng các BPNC khác đã được quy định, đồng thời, từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

là: “hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại

tội, tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam bảo đảm đúng pháp luật, những trường hợp không có căn cứ thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp oan, sai trong công tác giam giữ…”

Thứ hai, việc áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn quận Thanh Xuân về cơ bản bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật.

Với tỷ lệ dân cư đang tăng nhanh như hiện nay, qua đó kéo theo tình hình tội phạm diễn biến phức tạp trên địa bàn quận Thanh Xuân trong những năm gần đây, số lượng bị can bị khởi tố ngày càng nhiều qua từng năm, do đó việc xem xét căn cứ, điều kiện và sự cần thiết áp dụng BPNC, đặc biệt là biện pháp tạm giam tương đối khó khăn. Tuy nhiên, CQĐT và Viện KSND quận Thanh Xuân đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật vào thực tiễn trong những năm gần đây, cụ thể theo bảng thống kê 2.6 của phụ lục 6.

Như vậy qua nghiên cứu trên bảng số liệu cho thấy tỷ lệ lệnh tạm giam của CQĐT được Viện KSND quận Thanh Xuân phê chuẩn rất cao và xấp xỉ 100 % được phê chuẩn. Từ đó có thể thấy các trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT là rất thấp, thuộc những trường hợp không có căn cứ, áp dụng không đúng đối tượng hoặc không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam. Điều đó thể hiện Viện KSND với chức năng và nhiệm vụ đã kiểm sát hồ sơ, tài liệu cũng như các điều kiện, căn cứ để phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT một cách chặt chẽ, giảm thiểu việc áp dụng biện pháp tạm giam không có căn cứ có thể dẫn tới oan, sai.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đã ban hành nhiều chỉ thị nhằm nâng cao kiểm sát hoạt động điều tra, nâng cao kiểm sát tạm giữ, tạm giam…do đó hoạt động kiểm tra, đánh giá, xem xét việc áp dụng biện pháp tạm giam trước khi xét phê chuẩn của VKS có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tố tụng, góp phần phát hiện được những vi phạm, sơ hở trong công tác điều tra, đảm bảo cho việc ra lệnh tạm giam đúng người, đúng căn cứ pháp luật và cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng tùy tiện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng có thể xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án hình sự một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp tạm giam tại quận Thanh Xuân về cơ bản đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và ngày càng được thực hiện tốt hơn.

Tạm giam là một biện pháp có tính chất rất nghiêm khắc nên các cơ quan tiến hành tố tụng luôn phải thận trọng khi ra lệnh, quyết định, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hạn chế tình trạng giam quá hạn, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Từ khi BLHS và BLTTHS có hiệu lực đã quy định chặt chẽ hơn và thực tiễn thi hành BLTTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng quận Thanh Xuân đã áp dụng đúng các quy định, các cán bộ thi hành luôn nâng cao trách nhiệm trong công việc được giao dẫn tới việc áp dụng thời hạn tạm giam chính xác, ban hành

lệnh tạm giam chuyển trại tạm giam kịp thời, không để xảy ra tình trạng quá hạn dẫn đến bị can, bị cáo chết hay khiếu kiện, khiếu nại...Điều đó cho thấy kết quả cố gắng của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng khi có thay đổi quy định về số lần gia hạn tạm giam và thời hạn tạm giam dẫn tới một số khó khăn trong khi THTT của các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ.

2.3.2. Về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này trên thực tế vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa kịp thời. Cụ thể:

Thứ nhất, vẫn còn tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam, áp dụng biện pháp tạm giam khi không xác định được căn cứ rõ ràng.

Thông qua công tác thực tiễn vẫn còn nhiều trường hợp căn cứ tạm giam chưa được thể hiện rõ ràng, quá trình điều tra khi CQĐT đề nghị VKS phê chuẩn lệnh tạm giam thì trong công văn đề nghị phê chuẩn vẫn còn trường hợp ghi chung chung, chưa cụ thể căn cứ ví dụ như “để phục vụ quá trình điều tra,

mở rộng vụ án” hoặc “cần thiết phải tạm giam bị can”. Như thống kê tại bảng

2.5 của phụ lục 5 thì mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã hạn chế áp dụng BPNC tạm giam nhưng dường như vẫn chưa triệt để khi các BPNC bảo lĩnh và đặt tiền để đảm bảo chưa được áp dụng, bởi nếu các BPNC được áp dụng đa dạng thì tạm giam chắc chắn sẽ giảm.

Vẫn còn nhiều trường hợp, đặc biệt là tội phạm về trộm cắp và ma túy thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng mà không có căn cứ rõ ràng để áp dụng BPNC tạm giam, cơ quan tố tụng quận Thanh Xuân áp dụng căn cứ có dấu hiệu tiếp tục phạm tội để tạm giam khi những tài liệu, chứng cứ để chứng minh dấu hiệu đó chưa thật sự chắc chắn hoặc không rõ ràng. Ví dụ: Các bị can phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS thường

là các đối tượng nghiện, thường xuyên có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại địa phương hoặc đối với tội Mua bán trái phép chất ma túy tại khoản 1 điều 251 BLHS các đối tượng khai đã bán 1,2 lần để từ đó các cơ quan tố tụng sử dụng căn cứ “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” để làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam nhưng không có đủ tài liệu chứng minh căn cứ đó. Pháp luật hiện hành cũng không có hướng dẫn quy định cụ thể để áp dụng căn cứ này.

Thứ hai, vẫn còn một số ít trường hợp lệnh tạm giam của CQĐT không được VKS phê chuẩn.

Cùng với pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự là một trong những công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằmg mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; duy trì trật tự, an toàn xã hội. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thì các biện pháp ngăn chặn trong trong Bộ luật tố tụng hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là biện pháp tạm giam. Việc áp dụng biện pháp tạm giam luôn gắn liền với những hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như: quyền tự do đi lại, quyền ứng cử,… Người bị áp dụng các biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. Việc tạm giam bị can giúp tiến hành điều tra thuận lợi hơn trong việc tiến hành lấy lời khai thu thập chứng cứ, tránh việc bị can phản cung, thông cung hay tiêu hủy vật chứng, tẩu tán tài sản đảm bảo cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đảm bảo việc thu hồi tài sản trái pháp luật. Tuy nhiên quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thì Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân đã không phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT trong một số trường hợp để đảm bảo cho tạm giam đúng người, đúng pháp luật. Như thống kê tại bảng 2.6 của phụ lục 6 thì các trường hợp tỷ lệ số lệnh tạm giam của CQĐT bị VKS không phê chuẩn là rất thấp, những trường hợp này đa số là không có căn cứ, áp dụng không đúng đối tượng hoặc không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam.

Việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục pháp luật trong tạm giam có đôi khi chưa chặt chẽ, chưa đúng quy trình. Về thủ tục hồ sơ: Lệnh tạm giam chưa ghi khoản của điều luật, lệnh tạm giam không có chữ ký của người bị tạm giam, vẫn còn cán bộ ghi và tính thời hạn tạm giam còn chưa đúng quy định của BLTTHS. Việc tiếp nhận người bị tạm giam còn thiếu các thủ tục như: Thiếu lý lịch bị can, lệnh trích xuất, sổ theo dõi không ghi chép đầy đủ các cột mục; hồ sơ tạm giam thiếu danh bản, chỉ bản, biên bản bắt tạm giam bị can, biên bản bàn giao người bị bắt; thiếu các tài liệu lưu giữ trong hồ sơ là bản phô tô lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn tạm giam; không kiểm tra tình trạng sức khỏe của bị can ngay khi đưa đối tượng vào nơi tạm giam…Theo quy định tại Điều 173 BLTTHS, trong thời hạn 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, CQĐT phải chuyển hồ sơ cùng đề nghị gia hạn tạm giam sang cho VKS nghiên cứu và ra quyết định gia hạn tạm giam. Tuy nhiên trong thực tiễn, còn rất nhiều trường hợp vi phạm quy định này, cá biệt có trường hợp gần hết thời hạn (còn khoảng 3,4 ngày) hết thời hạn tạm giam mà trường hợp gia hạn thuộc thẩm quyền của VKS cấp trên, do đó VKS cấp trên không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ kịp thời.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

Thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam đối với bị can trên địa bàn cả nước trong những năm vừa qua vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những tồn tại đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm, tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, dẫn đến việc hạn chế mục đích cần đạt được của TTHS nói chung và BPNC nói riêng, làm suy giảm niềm tin của người dân vào các cơ quan Nhà nước và pháp luật. Chính vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, vướng mắc như đã nêu ở phần trên là một điều rất cần thiết, có như vậy mới khắc phục, hạn chế được tình trạng oan sai, vi phạm pháp luật cũng như những khó khăn trong công tác tạm giam đối với bị can. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sau:

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự bất cập trong quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.

Hiện nay, BLTTHS năm 2015 đã được ra đời, thay thế cho BLTTHS năm 2003 nên có nhiều thay đổi tiến bộ, phù hợp xu thế phát triển hiện nay và tình hình thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong quy định pháp luật về việc áp dụng biện pháp tạm giam gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng. Có thể kể đến quy định về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam chưa rõ ràng, chặt chẽ như căn cứ “có dấu hiệu bỏ trốn” và “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 119 còn khá chung chung, chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn, giải thích cụ thể cho nên việc áp dụng phải dựa trên các tình tiết cho phép dự báo khả năng đó được đúc kết từ thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Khi vận dụng các căn cứ này để xem xét áp dụng tạm giam thì điều đáng lưu ý là không phải khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các tình tiết dự báo khả năng bị can bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và phải xem xét một cách tổng hợp, đánh giá căn cứ vào nội dung tình tiết nào là chủ yếu. Nhiều vụ có thể chỉ một nội dung tình tiết cũng đã đủ để nhận định là đối tượng có dấu hiệu bỏ trốn hoặc dấu hiệu tiếp tục phạm tội. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các cán bộ tiến hành tố tụng trong việc cân nhắc, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can. Hay như căn cứ áp “không có nơi cư trú rõ ràng” tại điểm b khoản 2 điều 119 BLTTHS thì để có thể áp dụng được căn cứ này, các cơ quan tố tụng cần xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 58 - 69)