Yêu cầu của hoạt động áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 69)

đoạn điều tra, truy tố, xét xử

- Yêu cầu trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan biện pháp tạm giam.

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48-NQ/TW). Nghị quyết là văn kiện đầu tiên của Đảng chuyên sâu về công tác pháp luật, với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; đổi mới căn bản công tác xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì trong những năm đã qua, nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật cơ bản cân đối trên mọi lĩnh vực. Trước năm 2005, hệ thống pháp luật chủ yếu được chú trọng xây dựng trong lĩnh vực kinh tế, nhưng đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản quy phạm pháp luật ở tầm luật điều chỉnh, cơ bản thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn bảo đảm xây dựng Nhà nước

pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, chủ động hội nhập quốc tế của đất nước.

Việc quy định và áp dụng một cách đúng đắn, chính xác các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn tạm giam nói riêng là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của TTHS để phát hiện chính xác, nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Thực tiễn cho thấy số lượng bị can khởi tố bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các biện pháp ngăn chặn đồng thời trong cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là chủ yếu bởi biện pháp này mang lại hiệu quả cho quá trình điều tra. Hoạt động áp dụng biện pháp tạm giam về nguyên tắc phải tuân theo các quy định của pháp luật nhưng pháp luật vẫn còn những tồn tại, hạn chế như áp dụng BPNC tạm giam chưa đúng căn cứ, vi phạm trình tự thủ tục…những hạn chế này một phần là do chưa hoàn thiện, hướng dẫn rõ ràng các quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng biện pháp tạm giam. Điều này đòi hỏi cần phải hoàn thiện pháp luật và quá trình thực tiễn phải rút ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng thi hành BPNC tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án.

- Yêu cầu trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Với phương châm “tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” đã được thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về những nội dung liên quan quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đã chứng minh Việt Nam luôn quan tâm đến công dân cũng như luôn quan tâm đến việc phát triển con người Việt Nam, phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp quốc trong việc thực hiện quyền con người nhằm xây dựng, kết mối quan hệ đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong những năm sắp tới, mục tiêu của nước ta là phấn đấu đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; một nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…Bối cảnh và mục tiêu nêu trên đặt ra những cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phải thể hiện sự nghiêm minh nhưng tuyệt đối bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Quán triệt tinh thần các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, tiếp tục thể chế hóa các quyền con người, quyền công dân đã được đề ra trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Công ước ICESCR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR), Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Khoản 1 điều 9 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ

“Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định”. Nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người thì việc bảo đảm quyền con người trong áp dụng BPNC tạm giam là chủ trương lớn đã được Đảng Cộng sản Việt Nam thể chế thành Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nghị quyết yêu cầu: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam.” Với mục tiêu càng ngày hướng tới bảo đảm quyền con người tốt hơn, yêu cầu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015 đẻ bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong số các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự thì biện pháp

tạm giam có tính chất nghiêm khắc nhất, tạm giam sẽ tạm thời hạn chế quyền tự do của con người, hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền ứng cử…nếu áp dụng biện pháp này không đúng sẽ xâm phạm quyền và lợi ích của người bị tạm giam đã được pháp luật bảo hộ. Vì vậy để áp dụng BPNC tạm giam có hiệu quả thì việc hoàn thiện pháp luật cũng như có giải pháp hợp lý sẽ nâng cao chất lượng thi hành BPNC tạm giam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

- Yêu cầu trong việc đổi mới, cải cách cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong ngành Công an nhân dân, quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả”, trong thời gian qua, với quyết tâm chính trị cao, vượt

qua nhiều khó khăn, trở ngại, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gương mẫu đi đầu trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo phương châm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Dự thảo Luật; báo cáo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, ngày 6-8-2018, của Chính phủ, về quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Đây là

bước phát triển quan trọng, bảo đảm quán triệt, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức bộ máy công an nhân dân, tạo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh, bố trí lực lượng và thực hiện tinh giản biên chế; giảm tầng nấc trung gian, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, Đảng ủy Công an Trung ương đã lãnh đạo Bộ Công an ban hành 48 quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Bộ; các quyết định quy định tổ chức bộ máy của 63 công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định quy định tổ chức bộ máy của công an cấp huyện. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành

Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp tỉnh, công an cấp huyện, công an phường, thị trấn; các đơn vị cấp đội thuộc phòng và công an cấp huyện. Tăng cường nhiều hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh về tất cả các mặt chính trị, tổ chức và đạo đức, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy công an nhân dân là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Tập trung hoàn thiện, phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng lực lượng, không chia cắt về địa bàn, lãnh thổ, bảo đảm nguyên tắc “Một việc chỉ một đơn vị chủ trì thực hiện”. Các đơn vị ở Bộ công an chủ yếu thực hiện việc nghiên cứu, tham mưu, hoạch định chủ trương, đường lối; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; chỉ tổ chức thực hiện nhiệm vụ lớn, phức tạp liên quan đến nhiều địa phương. Công an cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, là cơ quan thực thi, chịu trách nhiệm chính về nắm tình hình, quản lý nhà nước về phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự ở trên địa bàn tỉnh. Công an cấp huyện là cấp trực tiếp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản của ngành, nắm tình hình, giải quyết cơ bản các vụ, việc xảy ra; trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân về an ninh, trật tự theo quy định. Công an xã, phường, thị trấn là công an cấp cơ sở, gần và sát nhân dân nhất, thực hiện nhiệm vụ nắm tình hình, tiếp nhận, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề về an ninh, trật tự ở cơ sở... Việc ngành công an hướng về cơ sở chính quy hơn giúp cho năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của Điều tra viên, cán bộ điều tra được nâng cao qua đó góp phần không nhỏ trong việc thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật đặc biệt các quy định liên quan đến tạm giam trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

Đối với ngành kiểm sát nhân dân, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đề ra yêu cầu: Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà

án; nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra… Như vậy, trong quá trình cải cách tư pháp, trong phạm vi nghiên cứu liên quan đến biện pháp ngăn chặn tạm giam thì vấn đề có tiếp tục duy trì thiết chế Viện kiểm sát như hiện nay để đảm bảo việc áp dụng biện pháp tạm giam có hiệu quả hơn hay chuyển thành Viện công tố có hiệu quả hơn cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét.

Triển khai thực hiện quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề Viện kiểm sát, nhiều đề án nghiên cứu cải cách tư pháp do các cơ quan hữu trách, cũng như hoạt động nghiên cứu độc lập của giới khoa học pháp lý nước nhà đã được triển khai thực hiện và đưa ra đề xuất. Có quan điểm cho rằng, đã đến lúc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố bởi đây là một chủ trương đã rõ ràng, do vậy không tập trung nghiên cứu, phân tích lý lẽ vì sao phải chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, cũng như bỏ qua việc làm sáng tỏ việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố có phải là đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay hay không mà chủ yếu chỉ tập trung bàn về tổ chức và hoạt động của Viện công tố trong thời gian tới[22]. Quan điểm khác cho rằng, trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, việc thu hẹp phạm vi chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát hoặc chuyển đổi mô hình Viện kiểm sát sang mô hình Viện công tố là chưa thuyết phục ở góc độ phương pháp luận, lý luận cũng như thực tiễn. Xuất phát từ đặc điểm của bộ máy Nhà nước ta, xác định quan hệ phân công, phối hợp quyền lực trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất. Do vậy, việc tồn tại một hệ thống cơ quan chuyên trách thực hiện giám sát, có bộ máy từ Trung ương đến địa phương là điều hết sức cần thiết.

Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, loại bỏ mọi hành vi vi phạm quyền con người trong các hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm sát.

Trước khi thành lập Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy Nhà nước, chức năng giám sát hoạt động tư pháp (giám sát hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ cải tạo) đã được quy định cho Viện công tố thực hiện. Trải qua quá trình thành lập và hoạt động, với vị trí và tính chất hiến định, với hình thức tổ chức và các chức năng được giao tương ứng, thiết chế Viện kiểm sát vẫn đã và đang được chứng minh là cơ chế giám sát tư pháp hữu hiệu.

Do đó, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay”, Văn kiện Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Viện kiểm sát không chỉ có chức năng thực hành quyền công tố, mà phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong kiểm sát hoạt động tư pháp, đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng không bị xâm phạm bởi hoạt động giải quyết vụ án của các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giam từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)