Đặc điểm tình hình các tội dâm hại tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 34 - 50)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc với diện tích 4662

km2 nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km về hướng Tây Nam; phía Bắc

giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Đông và Đông Bắc giáp với thủ đô Hà Nội; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Tỉnh Hòa Bình bao gồm 01 thành phố (thành phố Hòa Bình) và 10 huyện (Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc). Dân số của toàn tỉnh trên 80 vạn người, tính đến tháng 12 năm 2019 toàn tỉnh có 221.159 trẻ em; Trong đó: 115.160 trẻ em nam, 105.999 trẻ em nữ. Đặc biệt tỉnh Hòa Bình có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đông với 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với trên 63%.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và các ban ngành, các cơ quan thông tin truyền thông báo chí đã có những chương trình hành động cụ thể nhằm ngăn ngừa, đấu tranh, giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em vẫn có những diễn biến phức tạp; công tác bảo vệ

trẻ em còn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và giải quyết gần 2000 vụ việc tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có dấu hiệu tội phạm hình sự, trong đó Cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra 107 vụ, 116 đối tượng phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em, cụ thể các năm: Năm 2015: 15 vụ, 18 đối tượng; Năm 2016: 16 vụ, 16 đối tượng; Năm 2017: 24 vụ, 29 đối tượng;

Năm 2018: 26 vụ, 27 đối tượng; Năm 2019: 26 vụ, 26 đối tượng. Số liệu cụ thể về từng tội được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 2.1. Số vụ án khởi tố về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2015 đến năm 2019

Năm

Tội danh 2015 2016 2017 2018 2019

Hiếp dâm người dưới 16 tuổi 6 7 16 17 14

Cưỡng dâm người từ đủ 13

đến dưới 16 tuổi 0 0 0 0 0

Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

5 6 5 7 8

Dâm ô với người dưới 16 tuổi 4 3 3 2 4

Sử dụng người dưới 16 tuổi

vào mục đích khiêu dâm 0 0 0 0 0

Tổng số 15 16 24 26 26

Nguồn: Văn phòng tổng hợp – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình

Từ bảng trên có thể thấy, tình hình tội phạm về về xâm phạm tình dục trẻ em đang có chiều hướng gia tăng về số lượng qua từng năm. Trong những vụ việc xảy ra, tổng số 107 trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm phạm, trong đó về giới tính có 97 trẻ em nữ, 10 trẻ em nam; về độ tuổi trẻ em bị xâm phạm: dưới 6 tuổi: 17 em, từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi: 40 em, từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 50 em. Đây là hậu quả thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội, trong đó có nhiều trường hợp gây phẫn nộ và bức xúc gay gắt trong dư luận quần chúng nhân dân như: bố đẻ xâm phạm tình dục đối với con gái, ông nội xâm phạm tình dục với cháu, bác ruột xâm phạm tình dục đối với cháu gái,

nhiều người hiếp dâm 1 trẻ em.. Đặc biệt có những trường hợp, đối tượng sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm đã giết chết trẻ em để nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Bên cạnh đó, còn có những đối tượng lợi dụng việc nạn nhân là người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, đối tượng phạm tội còn sử dụng những hình ảnh nhạy cảm của bị hại để ép buộc bị hại phải quan hệ tình dục trái ý muốn.

Về nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội: Thứ nhất, do các đối tượng phạm tội có xu hướng tình dục lệch lạc, bệnh hoạn, thường hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia dẫn đến không làm chủ bản thân và thường tìm đến các đối tượng là trẻ em, là những người không có khả năng tự bảo vệ bản thân; các cháu khi bị xâm phạm đa phần đều có tâm lý sợ hãi, mặc cảm, tự ti, nên không dám chia sẻ, không dám tố giác tội phạm. Thứ hai, do tác động xấu của việc thường xuyên xem phim ảnh đồi trụy, nhất là các loại phim kích dục được đăng tải trên các mạng xã hội đã gây ảnh hưởng và tác động không tốt đến tầng lớp thanh thiếu niên mới lớn. Thứ ba, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, trẻ em đang có xu hướng phát triển nhanh, có độ tuổi dậy thì sớm, yêu đương khi đang ở độ tuổi trẻ em dẫn đến thiếu nhận thức và hiểu biết về quan hệ tình dục, cũng như các mối nguy hiểm từ việc xâm phạm, lạm dụng tình dục trẻ em. Thứ tư, do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và buông lỏng quản lý của cha mẹ, nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên mải lo làm việc kiếm sống, không dành thời gian quan tâm dạy dỗ con cái, bên cạnh đó, cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì lại nuông chiều, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc quá sớm với các trang mạng xã hội, hoặc để các em ở nhà, đi lại nơi vắng vẻ một mình… dẫn đến bị đối tượng xấu dụ dỗ, lợi dụng để xâm phạm.

Về đối tượng phạm tội: đặc điểm chung của chủ thể các đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em là nam giới có độ tuổi từ 18 tuổi đến 55 tuổi,

thường không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định; nhiều đối tượng không biết đọc, không biết viết; trình độ văn hóa thấp. Hầu hết các đối tượng đều có sử dụng rượu, bia trước khi phạm tội.

Về địa bàn nơi xảy ra tội phạm chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội và giao thông đi lại.

Về thời gian, địa điểm xảy ra các vụ việc xâm phạm tình dục trẻ em chủ yếu xảy ra vào ban ngày, ở những nơi không có người qua lại, vắng vẻ và cả tại nhà người bị hại hoặc nhà của đối tượng.

Về cách thức, thủ đoạn phạm tội: Các đối tượng thường lợi dụng lúc các cháu ở nhà một mình hoặc ở những nơi vắng vẻ; dụ dỗ các cháu đi chơi, cho tiền để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hành vi xâm phạm; có trường hợp làm quen qua mạng xã hội, phát sinh yêu đương; đặc biệt có trường hợp đối tượng còn cho các cháu uống rượu, uống các chất kích thích khác để xâm phạm.

Các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em gây ra hậu quả trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ em về tâm lý cũng như tương lai. Trong số các vụ việc xảy ra từ năm 2015 đến năm 2019 có 06 vụ việc gây hậu quả làm nạn nhân có thai. Bên cạnh đó, hậu quả mà hành vi xâm phạm về tình dục đối với trẻ em còn gây ra cho xã hội một tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội, trực tiếp làm ảnh hưởng đến các nền tảng đạo đức xã hội.

Từ năm 2015 đến năm 2019, tại địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đưa ra xét xử tổng số : 98 vụ với 105 bị cáo về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2015 đến năm 2019

Năm Tội danh Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Hiếp dâm người

dưới 16 tuổi 7 9 6 6 15 16 17 18 12 13 Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 5 5 6 6 4 5 7 7 5 5

Dâm ô với người dưới 16 tuổi

4 4 3 4 3 3 1 1 3 3

Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng số 16 18 15 16 22 24 25 26 20 21

Nguồn: Tổng hợp báo cáo các năm của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình

Trong công tác quản lý, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đối với tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua đạt kết quả tốt. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan tố tụng và các cơ quan hữu quan khác trong các hoạt động như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cung

cấp những chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Đặc biệt là sự phối hợp của các Cơ quan tư pháp có chức năng trong việc xác định tuổi của người bị hại, đây là chứng cứ rất quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt đối với tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, trên thực tế đa số các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em đều không có nhân chứng trực tiếp, một số bị can ngoan cố không nhận tội nên gây khó khăn trong việc chứng minh tội phạm. Do bị hại là trẻ em, sau khi bị xâm phạm thường có tâm lý hoảng loạn, lo sợ nên không nhớ được chi tiết nội dung các vụ án nên việc lấy lời khai của bị hại gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, sau khi biết con mình bị xâm phạm thì gia đình bị hại thường nói chuyện, dạy bảo các em khai báo theo hướng lời nói của người lớn nên thường lời khai của các em thường có mâu thuẫn giữa lời khai ban đầu và lời khai sau này. Bên cạnh đó, trẻ em là đối tượng có tâm lý mặc cảm, bị đe dọa sau khi bị đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm nên thường đến khi vụ án bị phát hiện thì hiện trường, cũng như những chứng cứ quan trọng khác đã không còn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố xét xử.

2.2 Thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

Nhìn chung, kết quả xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em (cả sơ thẩm và phúc thẩm) của Tòa án nhân dân hai cấp trong thời gian qua về cơ bản đạt yêu cầu đề ra, định tội danh đúng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, trên thực tế tiến hành tố tụng vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, sai sót, bất cập.

2.2.1 Định tội danh theo khách thể của tội phạm

Đối tượng tác động của từng tội cụ thể được thể hiện ngay ở tên tội, và đây là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa trong việc định tội danh. Do đó, mọi trường hợp để xác định một hành vi phạm tội gì đầu tiên cần phải xác định chính xác

độ tuổi của người bị hại. Đối tượng tác động của các tội xâm phạm tình dục trẻ em có thể nam hoặc nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với Điều 4, Luật Bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc quy định đối tượng tác động của tội giao cấu

với trẻ em không phân biệt giới tính là hoàn toàn phù hợp bởi vì mọi trẻ em cần được chăm lo và bảo vệ.

Việc xác định tuổi của bị hại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm trẻ em vì đây là căn cứ để truy cứu TNHS, vì vậy việc xác định sai tuổi của bị hại dẫn đến xác định sai tội danh. Việc xác định tuổi đối với người đã thành niên thường dựa vào lý lịch và danh chỉ bản tuy nhiên đối với trẻ em chủ yếu dựa trên giấy chứng sinh, giấy khai sinh, sổ hộ tịch, chứng minh thư, học bạ... Đầu tiên, việc xác định tuổi cần thông qua các giấy tờ tài liệu như Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sau đó cần lấy lời khai đại diện nhà trường, gia đình, tổ chức cá nhân nơi bị hại lao động, sinh hoạt để thu thập căn cứ chứng minh độ tuổi chính xác. Điều này đã gây khó khăn trong việc xác định tuổi của trẻ em, bởi không phải trường hợp nào cũng có đầy đủ một trong các loại giấy tờ cần thiết trên. Thực tiễn cho thấy, để xác định chính xác tuổi của bị hại là một vấn đề rất khó khăn đối cơ quan tiến hành tố tụng. Nhiều trường hợp do khai sinh muộn cũng dẫn đến ngày tháng năm sinh thể hiện trong giấy khai sinh là không chính xác. Một số trường hợp không xác định được năm sinh của bị hại thì phải tiến hành giám định tuổi. Tuy nhiên, kết quả giám định lại mâu thuẫn với tài liệu điều tra nên gây khó khăn trong việc đánh giá, sử dụng tài liệu chứng cứ. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc đánh giá chứng cứ hay định tội danh giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không có sự thống nhất, do nhận thức khác nhau về các quy định của pháp luật nên nhiều vụ phải kéo dài thời gian giải quyết hoặc không xử lý được.

hội từ tháng 02/2019 và phát sinh tình cảm. Trong thời gian quen nhau D và H đã gặp gỡ nhiều lần, vào khoảng 13 giờ ngày 17/4/2019, D đưa H về nhà của mình tại xã LT - huyện YT- tỉnh Hòa Bình chơi, tại đây D đã quan hệ tình dục với H một lần. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, D và H đến chòi lá của quán cà phê Sắc Màu tại thị trấn CN - huyện YT để uống nước, tại đây D và H có quan hệ tình dục một lần nữa (trong hai lần quan hệ tình dục đều có sự tự nguyện của Bùi Thị H và Bùi Văn D). Sau đó, mẹ của H là bà Quách Thị B đã phát hiện và trình báo sự việc Bùi Văn D đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục đối với Bùi Thị H đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện YT. Qua quá trình điều tra ban đầu, cơ quan cảnh sát điều tra đã thu thập được giấy khai sinh của Bùi Thị H vào ngày 12/7/2005, nhưng giấy khai sinh đăng ký quá hạn, trong thời điểm khi sinh H thì gia đình H chuyển nơi cư trú đến nơi khác sinh sống, không có đăng kí tạm trú, gia đình không nhớ chính xác ngày sinh của H. Tiến hành xác minh tại bệnh viện nơi H sinh thì tất cả tài liệu sổ sách bị hư hỏng không khôi phục được. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện YT đã căn cứ giấy khai sinh của H nhận định khi D thực hiện hành vi quan hệ tình dục với H thì H đã trên 13 tuổi. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện YT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Bùi Văn D về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 145 BLHS. Sau đó, vụ án được chuyển về Cơ quan điều tra Công an huyện LS để điều tra theo thẩm quyền. Quá trình điều tra Cơ quan điều tra huyện LS phát hiện giấy khai sinh của H đăng ký quá hạn, ngoài ra không còn bất cứ giấy tờ gì khác để chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)