Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

3.1 Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm tình dục trẻ em tình dục trẻ em

3.1.1 Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với quy định pháp luật về các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Đảng và Nhà nước đã thực hiện tốt chủ trương cải cách trong lĩnh vực tư pháp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 định hướng cho Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền con người trong tình hình mới.

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể một số quy định của BLHS tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau khi định tội danh với nhóm tội phạm này. Do đó, quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em cần được tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn giúp cho việc hoàn thiện hơn trong việc áp dụng pháp luật đúng đắn hơn, cần phải hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật và thực hiện chính sách pháp luật, trong đó, xử lý nghiêm minh, hiệu quả tất cả các hành vi xâm phạm, bạo lực trẻ em; đồng thời, cần có chế tài đối với các cơ quan, đơn vị chưa hoặc không làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình đối với công tác phòng, chống xâm phạm trẻ em.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực vực tư pháp, cán bộ tiến hành tố tụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác không đồng đều, kỹ năng tố tụng còn thiếu, không có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý người chưa thành niên là nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong hoạt động tố tụng như làm sai lệch hồ sơ, đánh giá sai các tình tiết vụ án từ đó dẫn đến các quyết định oan sai, bỏ lọt tội phạm. Do đó chất lượng nguồn nhân lực cũng quyết định chất lượng hoạt động định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

3.1.3 Yêu cầu bảo vệ trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật

Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm phạm, tổn thương do sự yếu ớt về thể chất, sự non nớt về nhận thức, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng sống,… đặc biệt hành vi xâm phạm tình dục đối với trẻ em là hành vi nguy hiểm gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian dài đối với sự phát triển về thể chất và nhân cách của trẻ em. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người, góp phần tạo nguồn nhân lực tương lai cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ trẻ em đã được pháp luật hóa trong hệ thống quy phạm pháp luật về trẻ em. Những năm qua, hệ thống pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em được tăng cường. Công tác gây dựng môi trường sống, học tập văn hóa, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa hoàn thiện, tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục có xu hướng gia tăng. Nhiều nội dung của pháp luật về bảo vệ trẻ em được đưa ra chủ yếu còn mang tính nguyên tắc, định khung, thiếu tính cụ thể, dẫn đến khó thực hiện; thiếu các

quy định về biện pháp thúc đẩy nhằm thực hiện các quyền của trẻ em; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh khi các cơ quan, tổ chức, các nhân không làm tròn trách nhiệm hoặc cá nhân có hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến hiệu lực thi hành luật chưa cao.

3.1.4 Yêu cầu thực hiện bảo vệ công lý và đấu tranh phòng chống tội phạm

Phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hội nhập hóa nền kinh tế, phát triển đất nước. Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật góp phần bảo vệ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, lợi ích của Nhà nước. Yêu cầu phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em đã được Nhà nước rất quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)