Nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc trong việc định tội danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 50 - 54)

các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn áp dụng các điều luật liên quan đến các tội xâm hại tình dục trẻ em chưa hoàn thiện

Hiện nay khái niệm “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” chưa được giải thích cụ thể, ngay cả khi Nghị quyết 06 được ban hành. Đây là một điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999. Sự thiếu hướng dẫn của

pháp luật dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng có cách hiểu khác nhau, làm kéo dài thời gian xử lý tội phạm hay bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Bên cạnh đó trường hợp Dâm ô cũng chưa được hướng dẫn cụ thể. Theo quy định mới của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 thì tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi quy định người phạm tội “phải không nhằm mục đích giao cấu…” gây khó khăn trong công tác truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan từ bị hại và gia đình bị hại. Trên thực tế do nguyên nhân từ bị hại là trẻ em chưa có nhận thức về sự nghiêm trọng của sự việc, còn lo ngại ảnh hưởng đến danh dự của bản thân và gia đình, gia đình bị hại chưa có sự quan tâm sát sao đến con cháu của mình,… nên các cơ quan tiến hành tố tụng không phát hiện kịp thời và xử lý. Hoặc khi nạn nhân có ý định tố giác thì người phạm tội xin thương lượng, bồi thường…dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng không nắm bắt được hết các có hành vi phạm tội đã xảy ra.

Thứ ba, khó khăn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Việc thu thập, đánh giá dấu vết của các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: Việc tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm dấu vết trên thân thể nạn nhân, thu giữ mẫu vật không còn kịp thời; các vụ xâm hại tình dục trẻ em thường xảy ra nơi vắng vẻ, không có nhân chứng trực tiếp, do đó thường được phát hiện muộn nên rất khó thu thập được chứng cứ sinh học; bị hại và người thân không cung cấp đủ các thông tin cần thiết về tội phạm, hành vi phạm tội không còn để lại dấu vết, hoặc dấu vết để lại không có giá trị chứng minh.

Thứ tư, về việc lấy lời khai để giải quyết vụ án. Do phần lớn các vụ án thường không có người làm chứng, nên chỉ căn cứ vào có lời khai của bị hại là trẻ em tâm lý không ổn định và không nhớ rõ được các tình tiết vụ việc, lời khai thiếu chính xác, người phạm tội không khai nhận đã thực hiện hành vi phạm

tội, hoặc khai nhận có nhiều mâu thuẫn gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án.

Thứ năm, về việc xác định tuổi của bị hại. Vấn đề giám định và sử dụng kết quả giám định về độ tuổi của bị hại chưa kịp thời hoặc có trường hợp mâu thuẫn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc đánh giá chứng cứ hay định tội danh giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không có sự thống nhất.

Tiểu kết Chương 2

Xuất phát từ lý luận định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đánh giá và đối chiếu với tình hình thực tiễn định tội danh tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, người viết đã phân tích được những mặt làm được, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động định tội danh, những quan điểm trái chiều trong việc định tội danh trong một số trường hợp cụ thể, phân tích lấy ví dụ từng vụ án cụ thể để chứng minh. Qua đó nhận thấy: Việc định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em là vấn đề phức tạp, đa dạng và phong phú, buộc các chủ thể định tội phải nắm bắt, phải tư duy logic để có một nhận định đúng đắn. Định tội danh đúng là cơ sở, là tiền đề cho việc quyết định hình phạt và giải quyết đúng đắn vụ án, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Đảng đề ra.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)