Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao trách nhiệm và tăng cường hợp tác với quần chúng nhân dân, cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời xử lý các đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục. Cơ quan điều tra cần phải xử lý tốt thông tin ban đầu, nhanh chóng xác minh chính xác có hay không có hành vi xâm phạm tình dục để đưa ra quyết định áp dụng những quy định của pháp luật trong
việc khởi tố, điều tra các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Viện kiểm sát cần tiến hành phối hợp với Cơ quan điều tra ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, đồng thời xác định đúng đắn những căn cứ, tình tiết chứng minh hành vi xâm phạm tình dục ngay từ ban đầu. Viện kiểm sát cần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát, điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về các tội xâm phạm tình dục nói riêng. Khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa, Viện kiểm sát phải truy tố đúng người, đúng tội, đề xuất tội danh chính xác, mức án phù hợp nhằm trừng trị, răn đe nhưng cũng có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa. Tòa án cần phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần hiệu quả trong công tác áp dụng các quy định của BLHS.
Thứ hai, cần có những chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp đấu tranh với các tội phạm của các cán bộ Tư pháp như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và một số cơ quan bổ trợ tư pháp như cơ quan giám định, định giá tài sản... Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội, trang bị kiến thức khoa học về sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ em, nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là một tỏng những biện pháp đảm bảo cho công tác đấu tranh và phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em có hiệu quả đến nhân dân. Cần thường xuyên tổ chức những buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về mua bán người dưới nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng, dễ
tiếp cận và gần gũi với nhân dân. Đây là biện pháp ảnh hưởng đến mặt nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân. Qua đó nêu cao ý thức cảnh giác, đề phòng và tích cực phát hiện, kịp thời tố giác các hành vi phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn việc áp dụng pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, các chuyên đề, tham luận khoa học, báo cáo tổng kết,… Từ đó, kịp thời báo cáo cấp trên có thẩm quyền những khó khăn vướng mắc trong quá trình định tội danh nói riêng và áp dụng pháp luật hình sự nói chung để rút kinh nghiệm đồng thời có hướng dẫn chung, thống nhất giữa các cơ quan.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Việc học tập và tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cần tập trung vào các nước có kinh nghiệm lập pháp hình sự và có tương đồng về chính trị với nước ta. Đồng thời, việc tham khảo, học hỏi phải linh hoạt, sáng tạo đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Biên cạnh đó việc tiếp thu cũng cần có sự đánh giá toàn diện, có chọn lọc. Như vậy việc hoàn thiện BLHS nói chung và các quy định pháp luật về các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng mới đảm bảo chất lượng, có hiệu quả và khả thi áp dụng.
Tiểu kết Chương 3
Từ thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình, dựa trên các yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em và đề ra các giải pháp áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tội danh này nhằm mục đích góp phần áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật tại địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và các hướng dẫn áp dụng pháp luật, tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử cũng như thống nhất đường lối áp dụng một số trường hợp đặc biệt về cách áp dụng. Đồng thời, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ áp dụng pháp luật, mà đặc biệt là nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho các cán bộ tư pháp, không chỉ về chuyên môn mà còn về đạo đức nghề nghiệp. Song song với đó là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật cho người dân, nâng cao mặt bằng dân trí nhận thức về pháp luật. Qua đó, góp phần đưa pháp luật đi áp cuộc sống một cách đúng đắn, hiệu quả, nâng cao niềm tin của nhân dân và mục tiêu sau cùng là ổn định trật tự xã hội, giúp cho xã hội ngày một tiến bộ và phát triển.
KẾT LUẬN
Trẻ em là đối tượng được quan tâm và bảo vệ đặc biệt về quyền và lợi ích. Hành vi xâm phạm tình dục trẻ em dẫn đến hậu quả làm tổn hại sức khỏe của trẻ em, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm sinh lý của trẻ em. Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng, các tội xâm phạm tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng cả về số vụ cũng như tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ em, gây bức xúc trong dư luận. Xuất pháp từ thực tiễn tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình, qua tìm hiểu nghiên cứu công tác xử lý tội phạm còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, việc định tội danh không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý tội phạm đã dẫn đến việc án bị hủy, thay đổi thành tội danh khác còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án đã tiến hành xử lý, đồng thời dựa trên quy định của
pháp luật hình sự hiện hành người viết đã chọn đề tài: “Định tội danh các tội
xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học cho mình. Trong phần mở đầu của luận văn, người viết đã giới thiệu lý do chọn lựa đề tài và các vấn đề khác như tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của luận văn. Phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương, đã khái quát các vấn đề mà người viết muốn trình bày đối với phạm vi nghiên cứu của mình. Chương 1 nêu ra những cơ sở định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đây là cơ sở lý luận về mặt khoa học pháp lý và pháp luật được áp dụng cho việc định tội danh đối với các tội phạm này, là nền tảng cho các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng vào thực tiễn khi giải quyết các vụ án. Trong Chương 2 của luận văn, người viết đã phân tích và đánh giá thực tiễn công tác định tội danh căn cứ vào số liệu tổng hợp của ngành
Tòa án và Viện kiểm sát tỉnh Hòa Bình và minh họa bằng các ví dụ thực tế, từ đó đã làm rõ công tác định tội danh dựa trên phần lý luận tại Chương 1, qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luận hình sự, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp tại nội dung của Chương 3 của luận văn. Chương 3 là quan điểm cá nhân của người viết về giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Qua đề tài luận văn, người viết mong muốn sẽ đóng góp một phần nào đó để cơ quan chức năng vận dụng trong việc định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em, có những giải pháp kịp thời, phù hợp để khắc phục những hạn chế vướng mắc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án đối với tội phạm này, mang lại hiệu quả trong việc đấu tranh với tội phạm, tạo sự tin tưởng và ý thức chấp hành pháp luật của xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1959.
2. Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979.
3. Úy ban Thường vụ Quốc hội (1979), Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, Hà Nội.
4. Quốc hội (1991), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
5. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
6. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
7. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
8. Quốc hội (2016), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
9. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
10. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 8/11/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 09 và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đến năm 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2015), Quyết định số 2361/2015/QĐ-TTg ngày 22/12/2015
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.
12. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2019), Nghị quyết số
06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141,142,143,144,145, 146, 147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi, Hà Nội.
13. Đinh Thế Hưng & Trần Văn Biên (2010), Bình luận Bộ luật hình sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung 2009, Nxb Lao động, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999
15. Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam phần chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Võ Khánh Vinh (2009), Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Đại
học Huế, Huế.
17. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
18. Trần Đình Độ (chủ biên) (2019), Giáo trình kỹ năng định tội và áp dụng
hình phạt.
19. Dương Tuyết Miên (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
20. Dương Tuyết Miên (2015), Bình luận các tội phạm về tình dục trong
chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm danh dự con người trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự), Hà Nội.
21. Lê Cảm (2003), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh (Tài
liệu giảng dạy sau đại học), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Trịnh Quốc Toản (1999), Những vấn đề lý luận về định tội danh và
hướng dẫn giải bài tập định tội danh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Đoàn Quang Thọ (chủ biên) (2007), Giáo trình triết học (dùng cho
nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoà Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Sỹ Sơn (2018), Giáo trình Luật So sánh, Học viện Khoa học Xã hội,
Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
26. Đinh Thế Hưng (2019), Một số góp ý về dự thảo Nghị quyết hướng dẫn
27.Vũ Hải Anh (2017), Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt Nam,Luận án tiến sỹ,2017. Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Bùi Thị Hằng Nga (2016), Tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
30. Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình (2015-2019), Số liệu thống kê công tác
xét xử các năm 2015,2016, 2017, 2018, 2019, Hòa Bình.
31. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình (2015-2019), Số liệu thống kê