Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Hòa Bình, nhận thấy thực tế áp dụng pháp luật còn một số những bất cập, khó khăn, vướng mắc, đồng thời để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong việc định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em được đồng bộ, thống nhất, người viết có những đề xuất kiến nghị như sau:

Thứ nhất, các tội phạm nêu trong Điều 1 của Nghị quyết 06/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là các tội xâm phạm về tình dục trẻ em và việc hướng dẫn áp dụng các tội phạm này cũng chính là hướng dẫn áp dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử nói chung, tức là phạm vi áp dụng của Nghị quyết không chỉ tóm gọn trong công tác xét xử. Do

đó, không cần thiết phải hướng dẫn “trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét

xử vụ án xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi” (Điều 1 Nghị quyết 06). Ngoài

ra các tội xâm phạm tình dục trẻ em giới hạn trong phạm vi áp dụng tại Điều 1 của Nghị quyết, trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có một số

tội phạm khác về tình dục như: Điều 327 tội chứa mại dâm, Điều 328 tội môi giới mại dâm, Điều 329 tội mua dâm người người dưới 18 tuổi. Nếu Hội đồng Thẩm phán mở rộng phạm vi áp dụng, hướng dẫn luôn về áp dụng một số quy định của các tội phạm này thì đầy đủ và thuận lợi rất nhiều trong việc giải quyết các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em, bởi trong thực tiễn áp dụng cũng có những vướng mắc cần được hướng dẫn áp dụng thống nhất.

Thứ hai, cần quy định rõ về ý chí của người phạm tội đối với tuổi của nạn nhân, đây là một vấn đề được đặt ra từ BLHS năm 1999 nhưng đến BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 vẫn chưa được làm rõ. Do các điều luật không quy định rõ ý thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ nạn nhân là trẻ em nên trong thực tế nhiều người phạm tội cho rằng khi họ thực hiện hành vi phạm tội họ ý thức rằng bị hại đã trên 16 tuổi và có sự đồng thuận của bị hại thì họ mới thực hiện hành vi. Vì vậy họ cho rằng hành vi của mình không vi phạm quy định pháp luật. Chính vì thế, để khắc phục được những bất cập trong quy định này để tạo tiền đề cho việc định tội danh đúng, chính xác và có sự thuyết phục, trong văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 các nhà làm luật cần hướng dẫn cụ thể, tránh có nhiều cách hiểu như hiện nay. Trong trường hợp, người phạm tội vì lý do khách quan không biết tuổi thật của bị hại thì cân nhắc là tình tiết xem xét giảm nhẹ mức hình phạt. Có như vậy mới đảm bảo được sự công bằng trong việc định tội danh, đảm bảo đưa ra xét xử đúng người đúng tội và không oan sai, không bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, theo quy định tại Điểm 8 Điều 3 Nghị quyết 06 đã nêu ra rất nhiều thủ đoạn có thể xảy ra trên thực tế để xác định dạng hành vi “thủ đoạn khác” trong tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Những thủ đoạn khác này cũng có thể là những thủ đoạn mà người phạm tội có thể thực hiện trong tội cưỡng dâm hoặc cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Điểm mấu chốt để phân biệt trong trường hợp này là trong tội hiếp dâm thì

người phạm tội đã giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình khác “trái ý

muốn” của nạn nhân; còn trong tội cưỡng dâm thì nạn nhân chỉ “miễn cưỡng”

giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, chứ không trái ý muốn,

tức là nạn nhân vẫn có quyền lựa chọn việc có cho đối tượng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với mình hay không. Do đó, có thể hướng dẫn: Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội dùng bất kỳ thủ đoạn nào, không phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân nhưng làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể tự vệ, chống cự được hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí

của mình để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Thứ tư, cần có hướng dẫn về tình tiết định khung quy tại điểm e khoản 3

Điều 142 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Biết mình bị nhiễm

HIV mà vẫn phạm tội”. Nếu nhìn dưới góc độ xã hội thì không có gì khó khăn

gì về mặt nhận thức, thậm chí có thể quan sát bằng mắt thường có thể phán đoán trường hợp bị nhiễm HIV, tuy nhiên để coi là một chứng cứ hợp pháp làm căn cứ để giải quyết vụ án thì phải được thu thập theo trình tự, thủ dục do BLHS quy định. Nếu không có hướng dẫn cụ thể chi tiết rõ ràng thì dễ dẫn đến áp dụng không đúng tình tiết này khi xử lý tội phạm. Có nhiều trường hợp kết quả xét nghiệm HIV cũng không thống nhất giữa các lần xét nghiệm, thậm chí là trái ngược nhau. Giả sử người phạm tội sau khi xét nghiệm lần đầu kết quả dương tính, sau đó thực hiện hành hiếp dâm mà nạn nhân dưới 16 tuổi, sau khi bản án tuyên xử với tình tiết định khung “biết mình nhiễm HIV” đã có hiệu lực, nhưng các lần xét nghiệm sau đó đều âm tính thì hậu quả pháp lý của bị án sẽ như thế nào. Hoặc trường hợp hung thủ bằng cách nào đó mà biết mình nhiễm HIV, sau đó thực hiện hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nhưng trong suốt

quá trình làm việc với các cơ quan chức năng hung thủ vẫn không khai báo việc biết mình bị nhiễm HIV trước khi phạm tội, kết quả xét nghiệm dương tính với HIV là do cơ quan tố tụng trưng cầu giám định sau khi hành vi đã thực hiện, điều này sẽ gây khó khăn khi định khung xử lý tội phạm.

Thứ năm, về quy định độ tuổi của chủ thể tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS), tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) và tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới đạt độ tuổi chủ thể của các tội phạm này là chưa hợp lý. Theo đó, những người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mà thực hiện một trong những hành vi phạm tội trên không bị truy cứu TNHS. Trên thực tế có một bộ phận không nhỏ những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có những hành vi phạm các tội này. Do đó quy định về độ tuổi người thực hiện hành vi phạm tội như trên chưa toàn diện và tạo kẽ hở pháp luật, bỏ lọt tội phạm.

Thứ sáu, cần mở rộng phạm vi xử lý đối với hành vi xâm phạm tình dục khác đối với trẻ em, không chỉ đối với hành vi trực tiếp tác động đến nạn nhân mà cần phải đấu tranh, phòng ngừa từ xa với các hành vi như: Nhìn trộm người khác tắm, thay quần áo; gắn camera quay lại cảnh nhạy cảm của người khác như đi vệ sinh, thay quần áo, tắm rửa hoặc các hành vi tương tự như vậy nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình hoặc phát tán ra ngoài xã hội,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)