Chí Minh
_Đặc điểm tự nhiên: Quận 12 là một trong năm quận được chính thức thành
lập vào ngày 01/4/1997 theo Nghị định 03 của Chính phủ và UBND Thành phố. Quận 12 nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo tuyến quốc lộ 1A, quận là nút giao thông quan trọng của thành phố, đóng vai trò nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Vị trí địa lí của quận 12 được xác định bởi:
Phía Đông: giáp với quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương Phía Tây – Bắc: giáp huyện Hóc Môn
Phía Nam: giáp với Gò Vấ và Tân Bình
Về giao thông: Quận 12 có các hệ thống đường bộ với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, các Tỉnh lộ 16, 15, 14, 12, 9 hệ thống những hương lộ này khá nhiều tạo điều kiện tốt cho giao thông, Quận 12 có nhiều cơ sở hạ tầng giúp cho phát triển kinh tế, xã hội. Đường Trường Chinh kéo dài từ quận Tân Bình ngang quận 12 đến cửa ngõ Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng đến 10 làn xe. Quận có nhiều các toàn cao ốc, khu mua sắm hiện đại, chung cư cao cấp đang nhanh chóng mọc lên dọc theo các tuyến đại lộ này làm cho các khu dân cư của quận 12 nhanh chóng đông đúc và nhộn nhịp. Nhiều trường đại học, cao đẳng mở thêm nhiều chi nhánh đào tạo, các công ty mở thêm nhiều kho bãi, văn phòng, nơi trung chuyển... tại khu vực này làm cho quận 12 nhanh chóng thay đổi sau 25 năm được thành lập.
Quận 12 còn có con sông Sài Gòn dọc theo hướng đông, là một trong những tuyến giao thông đường thủy rất quan trọng. Với những điều kiện thuận lợi đó, Quận 12 đang tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại, khu công nghiệp
dịch vụ, du lịch để đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị hóa, phát triển xã hội theo hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Quận 12 có diện tích tự nhiên là 5208 ha, với dân số là 510326 nhân khẩu, sinh sống trên địa bàn 11 phường là Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Thạnh Lộc Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Thới An , Thạnh Xuân, Tân Hưng Thuận và An Phú Đông.
_Đặc điểm kinh tế xã hội:
Theo định hướng phát triển của TP Hồ Chí Minh, quận 12 là điểm kết nối giao thông đường bộ, đường sắt đô thị; là nơi đã và sẽ triển khai nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm. Thời gian tới, quận 12 tiếp tục tìm những giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, nhất là nguồn lực về đất đai, để xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của thành phố.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỉ trọng của dịch vụ đạt trên 60%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 19%. Thu ngân sách cả nhiệm kỳ trên 4.700 tỷ đồng.
Về quy hoạch đô thị thì TP đã duyệt 25 đồ án phân khu chức năng 1/2.000. Trong xã hội hóa giao thông đã đạt kết quả tích cực, thực hiện cấp nước cho 65.000 hộ dân. Đặc biệt, hoàn thành và đưa vào sử dụng 42 công trình phòng chống lụt bão. Về văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, ngày càng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh cũng được quan tâm chỉ đạo, củng cố vững chắc.
Cùng với sự phát triển chung của thành phố, quận 12 dần dần tập trung nguồn nhân lực, nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ đầu tư, xây dựng cở sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây các ngành giáo dục, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng phát triển mạnh, các ngành sản xuất, chế biến nông nghiệp cũng dần phát triển theo kéo theo nhu cầu sử dụng đất là rất lớn, với hàng loạt các dự án đang triển khai như: Dự án xây dựng trường Đại Học Công Nghiệp, Dự án quy hoạch cây xanh, Dự án quy hoạch khu dân cư, khu đô thị…một diện tích lớn đất nông nghiệp được thu hồi trên địa bàn quận 12 chủ yếu là đất nông nghiệp lúa nước và đất hoa màu để phục vụ
cho sự phát triển kinh tế và xã hội, cũng như là sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù một phần không nhỏ đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tuy nhiên hiện nay ở quận 12 có hơn 60% dân số làm nghề nông cho nên quận 12 vẫn là một trong các quận có tỉ trọng cao về sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường đất chính là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất. Việc bồi thường khi thu hồi đất dẫn đến nhiều tranh chấp, khiếu kiện vì phần giá trị được bồi thường không thõa mãn với đất của người dân bị thu hồi. Đối với đất nông nghiệp việc bồi thường được Nhà nước quy định như sau: