Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 từ thực tiễn quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)

2.3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nông nghiệp

Thứ nhất, đất nông nghiệp ngày càng bị suy giảm do do công nghiệp hóa, hiện đại hóa: đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và chuyển thành đất công nghiệp, cơ sở hạ tầng và giao thông. Vấn đề đặt ra là khi đất nông nghiệp bị thu hồi thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân và phải làm như thế nào để đảm bảo được cho cuộc sống của họ sau này. Khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước phải làm thỏa đáng lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Nếu không sẽ kéo theo những hệ lụy về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Thứ hai, về mặt chính trị: nước ta là một nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, đất nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Nếu không có những chính sách pháp luật hợp lý về đất đai thì có thể tạo ra những tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn cho chính trị. Khi đất nông nghiệp bị thu hồi, người bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất đó chính là người nông dân, họ không những mất đi đất đai, mất công việc làm, mất đi nơi sống sinh hoạt mà còn sẽ gặp những khó khăn sau này. Nhiều người dân phản ứng gay gắt, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài có thể gây ra nguy cơ mất ổn định xã hội, chính trị, có thể bị kẻ gian lợi dụng, tạo phản ứng thái quá với cơ quan chính quyền. Việc giải quyết tốt công tác

bồi thường, hỗ trợ sẽ có được sự nhất trí, đồng thuận của người dân không chỉ trong việc quản lý đất đai mà còn đối với cácchính sách phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước, góp phần duy trì, ổn định về chính trị.

Thứ ba, đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, lao động, phương hướng sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu lao động… cũng như nếp sống, văn hóa của cộng đồng của chính quyền địa phương. Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng có những tác động tiêu cực đến người dân. Việc mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, không có thu nhập, sẽ dẫn đến những hệ lụy là tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp. Chính vì vậy, thực hiện tốt việc bồi thường trong trường hợp này sẽ giúp người có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn đinh cuộc sống, quay lại sản xuất, cải thiện cuộc sống. Vì điều đó mà bộ mặt văn hóa nông thôn, kinh tế sẽ có những chuyển biến theo hướng tích cực. Khi mà đất đai chuyển dịch từ hướng nông nghiệp sang hướng phi nông nghiệp là một nhu cầu phát triển thì một đòi hỏi thiết yếu là phải có những quy định pháp luật, những chính sách cụ thể để đảm bảo ổn định xã hội trong công tác chuyển dịch đất đai, đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Làm thế nào để đảm bảo hài hòa những chính trị, kinh tế - xã hội, lợi ích cân bằng lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư, người bị thu hồi đất là vấn đề đặt ra trong việc xây hoàn thiện, dựng pháp luật đất đai trong xu hướng hiện nay.

Trước khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, trong mười năm thi hành Luật Đất đai 2003, những quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cũng từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Mặc dù trên thực tế, vẫn cần kiểm nghiệm lại để xem liệu là những thay đổi này có thực sự phù hợp, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi hay chưa nhưng dù kết quả như thế nào, pháp luật cũng cần phải được tiếp tục hoàn thiện để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 từ thực tiễn quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)