hồi đất nông nghiệp
Một số định hướng sau sẽ góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải dựa trên việc giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người có đất nông nghiệp bị thu hồi và lợi ích của doanh nghiệp. Đặc biệt, không chỉ bảo đảm bồi thường giá trị kinh tế ngay thời điểm hiện tại khi người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi mà cần hỗ trợ, quan tâm, chuyển đổi việc làm, tạo sự ổn định lâu dài, vững chắc cho những người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Thứ hai, phải căn cứ vào chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục hoàn thiện mới chính sách, pháp luật đất đai trong công cuộc đẩy mạnh làm cho đất nước ngày càng phát triển trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xét về mặt lý luận: quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng là trọng tâm của pháp luật hay nói theo một cách khác pháp luật đó là sự thể chế hóa quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cần có sự thống nhất, đồng thời với việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật chuyên ngành khác nói riêng.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoàn thiện công tác thống kê về đất đai, xây dựng bản đồ địa chính đồng thời với việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần có sự quan tâm, chú trọng xây dựng hệ thống cở sở dữ liệu về đất đai, bảo đảm sự cập nhật liên tục, có sự chia sẻ, thông tin dữ liệu về đất đai đến các cơ quan, tổ chức và đông đảo người dân khi có nhu cầu.
Ngoài ra, khi mà hội nhập quốc tế trở thành xu hướng tất yếu, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cần nghiên cứu, học tập, tham khảo kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới về
lĩnh vực này. Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới như Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC), là nước thứ mười hai đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).