Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 từ thực tiễn quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 69)

nông nghiệp từ thực tiễn

Hoàn thiện những quy định của pháp luật về hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Thứ nhất, phải đảm bảo lợi ích giữa người có đất bị thu hồi và Nhà nước. Pháp luật về công tác bồi thường hiện nay vẫn thiếu sự thống nhất của người dân, gây ra nhiều khiếu kiện về bồi thường không thỏa đáng. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có các hình thức bồi thường khi thu hồi đất một cách linh hoạt và đã đạt được sự ủng hộ cao của người dân.

Hai cơ chế điển hình là “góp đất, điều chỉnh lại đất đai” và “chia sẻ lợi ích” hay được sử dụng. Như vậy, nếu như muốn cho địa phương có nguồn vốn để phát triển, phải tạo quan hệ đối tác lâu dài giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư ngoài nước và cộng đồng dân dư địa phương, các nước thường áp dụng cơ chế “chia sẻ lợi ích”. Hình thức chia sẻ gồm: nước cho dân cư địa phương, giảm giá cung cấp điện; chuyển một phần nguồn thu ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương và chia sẻ nguồn thu cho những người bị ảnh hưởng; chính quyền địa phương được bình đẳng với chủ đầu tư trong việc tham gia vào các quyết định vận hành dự án; khôi phục và phát triển đời sống cư dân địa phương; tạo điều kiện cho địa phương để phát triển hạ tầng, đào tạo nghề, tạo việc làm mới trong khu vực phi nông nghiệp; địa phương được thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ dự án; đóng góp cho phát triển hạ tầng cho cộng đồng địa phương… Do vây, các cơ quan nhà nước xem xét áp dụng những nguyên tắc không trái pháp luật để quy định cần tiếp nhận cơ chế “chia sẻ lợi ích” trên cở sở thỏa thuận để áp dụng vào phương thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi triển khai các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên như thủy điện,

khai khoáng… và tiếp tục kiến nghị Chính phủ hướng dẫn thực hiện nhu cầu cấp thiết này.

Về cơ chế “góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, đây là một trong những phương thức quản lý và giải quyết các vấn đề tài chính trong phát triển đô thị, đã và đang được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước công nghiệp mới, các nước phát triển. Hiện nay, nó đang được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Maylasia… Nội dung của phương thức này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện dự các án góp đất và điều chỉnh đất đai tại một địa điểm nhất định khi chuyển đất đang sử dụng sang đất để phát triển khu đô thị mới, trùng tu khu đô thị cũ với quy hoạch các cơ sơ hạ tầng, khu cộng đồng, khu dân cư, các khu sản xuất kinh doanh… theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Khi quy hoạch, phải căn cứ vào số lượng người đang sử dụng đất để hỗ trợ, bồi thường và trả lại cho họ diện tích đất đô thị tương ứng, sao cho đất đô thị nhận được phải có giá trị cao hơn đất mà họ sử dụng trước đó và phần diện tích đất còn lại được đem ra đấu giá để có kinh phí thực hiện toàn bộ kế hoạch của dự án. Những người đang sử dụng đất đều đồng thuận và đang thảo luận về quy hoạch này trong triển khai dự án. Theo hình thức này, người bị thu hồi đất luôn có cơ hội tham gia vào các dự án phát triển, không bị đứng vòng ngoài như ngày nay, cùng với người dân địa phương trở thành động lực chính cho sự phát triển của đô thị. Vì thế, phải tiếp nhận “điều chỉnh lại đất đai và cơ chế góp đất” để áp dụng thực hiện vào những phương thức bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các dự án xây dựng trùng tu những khu đô thị cũ và khu đô thị mới.

Để phương án hỗ trợ, bồi thường tái định cư do cơ quan có thẩm quyền đưa ra phù hợp, nhận được sự đồng thuận của người dân; bảo đảm việc hỗ trợ được khách quan, công bằng, kịp thời, công khai, và đúng quy định, cần bổ sung nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt nên quy định khi đạt được ít nhất 90% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Việt Nam là một nước với dân số làm nghề nông chiếm hơn 60%. Khi quy hoạch đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa để chuyển

sang sử dụng vào mục đích khác, chúng ta cần phải có những nguyên tắc quán triệt như: hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa sang mục đích khác và đất sử dụng không hiệu quả để lấy đất cho các dự án. Những quy định này cần phải được thể chế đồng bộ trong Luật Đất đai và trong những văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục thu hồi và bồi thường đất.

Thứ ba, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước khi thu hồi đất

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Các cơ quan có thẩm quyền phải đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, công bố công khai kết quả giải quyết tố cáo. Tăng cương công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật. Củng cố, kiện toàn hệ thống thanh tra đất đai, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên, cán bộ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất nông nghiệp. Phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, ngành, địa phương, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo. Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất theo hướng vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa phát huy quyển chủ động của địa phương.

Thứ tư, tiếp tục thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tương đối cao

Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các trường hợp người bị thu hồi đất không thi hành quyết định thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp thường xuyên ra soát, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về thu hồi đất nhằm kịp thời phát hiện sai sót, bất cập và chồng chéo giữa các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003

với các văn bản luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Xử lý vi phạm, hành chính,…

Thứ năm, hoàn thiện các quy định về giá

Trên cơ sở Nghị định số 44/2014/NĐ-CP và Nghị định số 104/2014/NĐ-CP , BTN&MT xây dựng và quy định cụ thể về giá đất, khung giá đất, các UBND tỉnh sẽ quyết định việc lập dự toán, quản lý nội dung chi, mức chi và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền và mức độ đô thị hóa của từng địa phương; đảm bảo giá đất, khung giá đất khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với giá đất, khung giá đất trên thị trường.

Cần trao quyền cho người bị thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan định giá đất xác định giá đất và giá do cơ quan định giá đất đưa ra là giá đất để tính đền bù. Theo quy định hiện hành, hiện đang tồn tại cơ chế hai giá đất: Giá đất do Nhà nước quy định áp dụng tính bồi thường trong trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi và giá đất do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tạo quỹ đất. Việc song song tồn tại hai loại giá đất là một trong những nguyên nhân gây khiếu nại về giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với các dự án sử dụng đất bằng chính hình thức Nhà nước thu hồi đất.

Có rất nhiều khiếu kiện kéo dài làm cho dự án các không triển khai đúng tiến độ và làm lỡ cơ hội đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bởi vì người bị thu hồi đất không chấp nhận với phương án bồi thường của Nhà nước.

Giải pháp để hoàn thiện các chính sách về giá đất được đưa ra để khắc phục hạn chế này, là:

_Giá đất được xác định phải dựa trên sự thỏa thuận của người sử dụng đất; _ Trường hợp nếu như giá đất không thỏa thuận được thì người dân bị thu hồi đất được quyền yêu cầu các cơ quan thẩm định giá phải xác định giá đất, giá bất động sản xác định theo giá của cơ quan thẩm định giá đưa ra. Để đảm bảo giá của cơ quan thẩm định giá đưa ra là khách quan, độc lập Nhà nước cần nghiên cứu hành lập cơ

quan định giá chuyện nghiệp, độc lập với địa vị pháp lý rõ ràng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động thẩm định giá [3, tr.10].

Vì thế, cần quy định rõ về khung pháp luật của hoạt động dịch vụ định giá đất và những trường hợp, khi nào thì dịch vụ định giá đất là bắt buộc; quy định những cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá đất phải độc lập với các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá đất. Tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vừa có thẩm quyền thu hồi đất, vừa có thẩm quyền xác định bản giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất. Thích hợp nhất là quy định những cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá đất phải được thành lập theo hệ thống ngành “dọc” trực thuộc trung ương.

Tiểu kết chương

Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và bảo đảm đầy đủ các quyền lợi cho người dân thì Nhà nước và đội ngủ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật phải hoàn thiện hơn về các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Đó là một công việc khó khăn, phức tạp, cần phải có cả một quá trình. Kèm theo đó, cần phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm, nghề nghiệp và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức, cơ quan thực thị pháp luật. Pháp luật cần phải quy định rõ ràng, cụ thể từng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trước tốc độ phát triển kinh tế của nước ta, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc tất yếu, đất nông nghiệp với vai trò là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước. Việc đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng nhằm tạo điều kiện thu hút vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển doanh nghiệp, cơ cấu lao động, làm thay đổi đời sống của người nông dân. Để thực hiện các chính sách quản lý đất đai, Nhà nước cần phải thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của đất nước.

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Quận 12 đã diễn ra tương đối tốt và đạt được nhiều thành tích. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế còn tồn đọng. Với các đánh giá khoa học, dựa trên các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra những thành tích, những tồn tại hạn chế và đã xác định những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận 12 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo bảng giá đất (2014), Tờ trình số 9274/TTr-BCĐBGĐ ngày 18 tháng

12 năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo Tổng Điều tra đất đai 2010, Hà Nội

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật

đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội, tr.5

4. Bộ Tư pháp (2012), Tổng hợp ý kiến của các đơn vị trong Bộ về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tr.10.

5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Tờ trình chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và môi trường (2017), Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một

số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và môi trường (2018), Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12

10.Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

11.Chính phủ (2012), Báo cáo UBTVQH về việc thực hiện Luật Đất đai năm 2003, tr.5.

12.Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

13.Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của

Chính phủ quy định về giá đất, Hà Nội.

14.Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của

Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

15.Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 từ thực tiễn quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 69)