Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức hành chính nhà nước từ thực tiễn huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 51)

trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh hóa

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức có đủ phẩm chất chính trị, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngang tầm với yêu cầu CNH, HĐH đất nước và những yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên, để góp phần xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN huyện đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn sẽ đưa ra một số mục tiêu, phương hướng, quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá cơng chức hành chính nhà nước qua thực tiễn tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá cơng chức hành chính nhà nước; đảm bảo đánh giá cơng chức cơng khai, minh bạch, khách quan, tồn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo năng lực của công chức. Đánh giá kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức cấp huyện, cấp xã phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và những công việc được giao trong thực tiễn hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND các cấp.

được thực hiện theo các quy định về trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị; đánh giá kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơng chức hành chính được tổ chức định kỳ hằng năm trên cơ sở các tiêu chí quy định, bảo đảm trung thực, khách quan, công khai minh bạch; bao quát hết các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của UBND và cấp huyện; phản ánh đúng tình hình hoạt động chỉ đạo, điều hành, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tránh hình thức, chạy theo thành tích, che dấu khuyết điểm.

Thông qua đánh giá, xếp loại thấy được đúng mức kết quả hoạt động của các công chức trong địa bàn huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và trên từng lĩnh vực công tác. Việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị là tiêu chí quan trọng để bình xét thi đua - khen thưởng và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo hàng năm. Kết quả xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu không được cao hơn kết quả xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể đơn vị; điểm của cấp phó của người đứng đầu khơng được cao hơn điểm bình quân giao quyền lĩnh vực được phân công phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức hành chính nhà nước từ thực tiễn huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)