6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.4. Dự báo nhu cầu trên thị trường mục tiêu
Sử dụng phương pháp ước lượng tổng nhu cầu thị trường theo công thức Q
= n x q (Q - Tổng nhu cầu, n - Số lượng khách hàng, q - Bình quân một khách hàng mua trong năm) để dự báo nhu cầu sản phẩm của các khách hàng mục tiêu trên thị trường Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế năm 2015 như sau:
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu sản phẩm gỗ của các khách hàng mục tiêu
Số lượng Mức tiêu thụ bình Tổng nhu Khách hàng mục tiêu quân (triệu đồng/ cầu (triệu
khách hàng
năm) đồng) Chủ đầu tư, BQL công trình 20 250 5.000
Nhà thầu 20 150 3.000
Trung gian, mua trực tiếp 250 10,42 10.000
Tổng cộng 300 10.605
(Nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu) Việc dự báo nhu cầu các loại sản phẩm gỗ trên thị trường là rất khó khăn do sự phát triển không đều của nền kinh tế, sự xuất hiện khách hàng mới và do sự thay đổi nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Theo ý kiến của các chuyên gia, nhu cầu sản phẩm cửa ổn định mức tăng khoảng 15%/ năm; tủ bếp tăng khoảng 5%/năm; sản phẩm gỗ khác (Ván sàn, cầu thang, bàn ghế, tủ, giường) tăng khoảng 10%/năm. Kết hợp các phương pháp tính toán và hỏi ý kiến chuyên gia, luận văn xin đưa ra dự báo nhu cầu các loại sản
phẩm gỗ trên thị trường thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu đến năm 2025 tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế Đơn vị tính: triệu đồng
Loại sản phẩm gỗ Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025
Cửa (tăng 15%/năm) 7.500 12.500 21.800
Bàn ghế (tăng 5%/năm) 1.005 1.300 1.700
SP gỗ khác (tăng 10/năm) 2.100 3.200 4.800
Cộng: 10.605 17.000 23.000
Trong các loại sản phẩm gỗ thì cửa có nhu cầu lớn nhất do tính chất thông dụng của nó. Hiện nay công ty đang sản xuất chủ yếu là cửa bên cạnh các sản phẩm tủ bếp, bàn ghế, bộ phòng ngủ, ... Xu hướng tới, người ta dùng càng nhiều các sản phẩm gỗ nội thất hơn nhằm tôn vẻ sang trọng của ngôi nhà, căn hộ.