Trong những năm qua, ngành Vận tải biển nước ta gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam và gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp (DN) vận tải biển như: Giá cước vận tải và giá cho thuê tàu giảm mạnh; chi phí vận hành nhiên liệu bảo dưỡng ngày càng tăng; nguồn hàng vận chuyển khan hiếm; kinh doanh kém hiệu quả...
VTĐPT_Nhóm FOUR AM 33
Thực tế cho thấy, thời gian qua phần lớn các DN vận tải biển ở Việt Nam đều trong tình trạng thua lỗ, thậm chí một số DN lâm vào tình trạng phá sản. Nguyên nhân là do giá cước thấp, nguồn hàng không ổn định, tàu không đủ hàng để vận chuyển, hệ số hiệu quả của tàu bình quân chỉ đạt 50 - 60%, vào mùa cao điểm đạt 80%, sản lượng vận tải không cân bằng giữa các khu vực... Những yếu tố này đã gây ra tình trạng rất khó khăn cho các DN vận tải biển ở Việt Nam, thậm chí nhiều DN phải cho tàu ngừng chạy hoặc phải bán tàu để trả nợ.
Thêm vào đó, DN vận tải biển cũng phải cạnh tranh với một số hãng tàu nước ngoài trong việc thực hiện vận chuyển hàng hóa cho cả chủ hàng trong và ngoài nước. Mặc dù, một số chủ tàu Việt Nam đã có những con tàu đủ trọng tải và tiêu chuẩn hoạt động trên khắp thế giới (kể cả các tuyến viễn dương như Bắc Mỹ, châu Âu nhưng số lượng tàu này ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn). Hiện nay, hơn 80% đội tàu biển đăng ký hoạt động tuyến quốc tế của Việt Nam chỉ hoạt động trên các tuyến gần, trong đó khoảng 30% có hoạt động trên các tuyến tới Đông Bắc Á, Trung Đông hoặc châu Phi.
Bên cạnh những thách thức trên, trình độ quản lý khai thác của DN còn nhiều hạn chế, nên đa phần đội tàu vận tải của Việt Nam mới chỉ hoạt động trên các tuyến khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc. Một số DN lớn cũng đã có tàu hàng tổng hợp đủ năng lực hoạt động khai thác trên các tuyến đến châu Mỹ, châu Âu nhưng số lượng còn hạn chế. Tàu container phần lớn mới chỉ hoạt động vận tải trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, chưa thực hiện các chuyến đi thẳng. Một số tàu trọng tải lớn hơn có tham gia thị trường chở thuê giữa các cảng biển nước ngoài.
Thống kê cho thấy, năm 2018, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện đạt khoảng hơn 144 triệu tấn, tăng gần 11% so với năm 2017 (chiếm tỷ trọng 55,6% trong tổng lượng hàng hóa luân chuyển của tất cả các phương thức vận tải). Tuy nhiên, cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam chưa hợp lý, trong khi số lượng tàu hàng tổng hợp, hàng rời chiếm hơn 70% tổng trọng tải lượng tàu container chỉ chiếm 3,6%.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn các DN vận tải biển ở nước ta có quy mô trung bình, năng lực tài chính hạn chế, hiệu quả hoạt động kinh doan h thấp. Bên cạnh đó, các DN vận tải biển Việt Nam chưa chú trọng tới chiến lược hoạch định tái cấu
VTĐPT_Nhóm FOUR AM 34
trúc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng giá trị DN, công tác huy động vốn trong các DN này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch dài hạ n.
Một số nguyên nhân khách quan như nền kinh tế ở nước ta đã có sự phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện nhưng chưa đạt được như kỳ vọng, mà vẫn còn tác động đến hầu hết các DN trong nền kinh tế , trong đó có các DN vận tải biển.
Không chỉ vậy, vận tải biển thế giới nói chung và đội tàu biển Việt Nam nói riêng tiếp tục đối mặt với thách thức “kép” khác ngay từ những ngày đầu của năm 2020. Cụ thể như: