Theo Sea-Intelligence, một công ty chuyên nghiên cứu ngành hàng hải, chỉ trong vòng 10 tuần lễ, kể cả dịp Tết Nguyên đán và thời điểm dịch bệnh bùng phát, vận tải biển thế giới đã phải đối mặt với sự sụt giảm hơn 1,7 triệu teus, tương đương với khoản doanh thu đến 1,7 tỷ đô la Mỹ. Trong nước, một doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bắt đầu thấy rõ tác động của dịch bệnh này khi thống kê cho thấy so với cùng kỳ 2019, sản lượng vận tải biển 02 tháng đầu năm của Tổng công ty giảm gần 40%, doanh thu Công ty mẹ giảm gần 20%.
Ngoài việc ảnh hưởng đến các tuyến khai thác đi và đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, thì dịch bệnh còn ảnh hưởng chung đến toàn bộ thị trường vận tải biển khu vực cũng như trên to àn thế giới. Theo ước tính của Văn phòng Vận tải biển Quốc tế (ICS), giá cước vận tải đường biển trung bình tiếp tục sụt giảm tới 80% kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp vận tải biển thể hiện ở: sự kh an hiếm nguồn hàng; sự sụt giảm mức T/C và tiền cước; sự gia tăng ngày tàu chờ /chạy rỗng dẫn tới sự tăng vọt về chi phí. Ngoài ra, việc cung cấp phụ tùng vật tư cho các tàu phục vụ sửa chữa cũng như việc thay thế và cung ứng thuyền viên đang gặp rất nhiều khó khăn,…
Theo tính toán, đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chủ yếu đang hoạt động trên các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Quốc, sẽ giảm doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng tương ứng lợi nhuận sẽ giảm khoảng 500 tỷ đồng, nếu diễn biến dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 3 hoặc sang Quý 2/2020 mới trở lại bình thường. Đặc biệt, đối với nhóm tàu đóng mới bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB) của Tổng công ty vốn đã gặp nhiều khó khăn về tài chính và khai thác, trước các tác động nặng nề của Dịch Covid-19 lại càng kém hơn. Việc trả nợ gốc và lãi vay đối với các khoản nợ VDB và các ngân hàng thương mại cũng sẽ rất khó khăn.