Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 30 - 34)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm tại tỉnh An Giang Chăm tại tỉnh An Giang

2.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tỉnh An Giang là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây 25 Nam giáp tỉnh Kiên Giang với đường ranh giới dài 69,789 km.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Chiều dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km, Đông - Tây là 87 km. - Điểm cực Bắc: 100 57’B, thuộc xã Khánh An, huyện An Phú. 26 - Điểm cực Nam: 10012’B, thuộc xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn. - Điểm cực Tây: 1040 46’Đ, thuộc xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. - Điểm cực Đông: 1050 35’Đ, thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.

Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng để An Giang phát triển thương mại và các ngành dịch vụ, du lịch. Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, liền kề với trung tâm kinh tế lớn của vùng là Thành phố Cần Thơ, An Giang có cơ hội tạo lập các quan hệ kinh tế thương mại với các khu vực thị trường năng động, được tác động lôi kéo và tiếp thu ảnh hưởng lan tỏa từ sức phát triển của các địa phương liền kề trong vùng.

2.1.2. Khái quát về tự nhiên

Địa hình: An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, bao gồm đồng bằng phù sa khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp; đồng bằng ven núi có

nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Đất đai vùng đồng bằng An Giang rất màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Vùng đồi núi chia thành hai dạng chính: Dạng núi cao, có dốc lớn trên 25° và dạng núi thấp thoải, độ dốc nhỏ dưới 15°.

Khí hậu: Tỉnh An Giang nằm trong khu vực mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, ổn định, lượng ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,… Có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, do năm sâu trong đất liền nên ít bị ảnh hưởng của gió bão. Tuy nhiên, lượng mưa trong năm lớn, tập trung vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm) lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên thường gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ hàng năm, một mặt, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư, mặt khác lại tạo nên các nguồn lợi đặc trưng của mùa nước nổi, có khả năng khai thác để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ.

2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội

Về xã hội: Tổng số dân của tỉnh An Giang năm 2018 là 2.149.457 người. Từ đó An Giang là tỉnh đông dân nhất của vùng ĐBSCL và đứng thứ 6 trong số những tỉnh đông dân nhất của nước ta. Số người sống ở khu vực thành thị năm 2010 là 640.431 người, chiếm 29,8% và ở khu vực nông thôn là 1.509.206 người, chiếm 70,2% tổng dân số. Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2010 là 608 người/km2 thuộc loại cao trong vùng ĐBSCL và so với mức trung bình của cả nước. Dân cư ở An Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng ven sông Tiền, sông Hậu, còn vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cư thưa thớt hơn: Thành phố Long Xuyên - mật độ 2.426 người/km2 , thị xã Châu Đốc - mật độ 1.063 người/km2 , huyện Tri Tôn - 221 người/km2,…. Dân cư sống trải dài theo trục lộ giao thông, dọc theo hai bên bờ sông, kênh, gạch, quy tụ ở các trung tâm kinh tế - hành chính - văn hóa lớn. Một số khác sống trên các ghe, xuồng, bè hợp thành làng nổi trên sông - một loại hình cư trú độc đáo ở khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng. Hiện nay trên toàn tỉnh có 29 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông nhất: - Người Kinh chiếm 94,92% dân số, cư trú khắp nơi trên địa bàn tỉnh. - Người Khơ Me

chiếm 3,85% dân số, tập trung đông đúc ở hai huyên Tri Tôn và Tịnh Biên. - Người Chăm chiếm 0,61% dân số, cư trú rãi rác ở các huyện như An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành. Người Hoa chiếm 0,55% dân số, sống chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Ngoài ra còn có các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh nhưng với số lượng không đáng kể như: người Tày, Mường, Nùng, Thái,… Các tôn giáo chính ở tỉnh An Giang là: đạo Phật, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hồi.

2.1.4. Khái quát về kinh tế

Tổng GDP của An Giang tính đến năm 2015 là 16,9 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), gấp 1,5 so với năm 2006; còn tính theo giá thực tế là 45.533 tỷ đồng. Như vậy, quy mô nền kinh tế của tỉnh đã được mở rộng khá nhanh và từng bước tăng khả năng đóng góp vào cho tăng trưởng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2009 là 11,32%, cao hơn 1,24 lần so thời kỳ 2001-2005. Ngoại trừ ngành nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với thời kỳ trước (3,44% so với 5,18%), còn lại ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao hơn, tương ứng là 13,34% và 15,48%. So với cả nước, tốc độ tăng trưởng của hai ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh cũng cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Thành phần kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Điều này cho thấy sự phát triển về kinh tế của An Giang tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình, thiếu cở sở vật chất kĩ thuật và trình độ quản lý, không thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp ngoài nước. Tuy An Giang đã tận dụng khá tốt các lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ luôn đóng góp giá trị lớn trong GDP của tỉnh. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, là một bước chạy đà tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội.

2.1.5 Về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng

- Toàn tỉnh An Giang hiện có 11 tôn giáo được công nhận với 508 cơ sở thờ tự hợp pháp và trên 200 cơ sở tín ngưỡng, dân gian, gần 1,8 triệu tín đồ và khoảng 4000 chức sắc, chức việc. Tình hình hoạt động tôn giáo cơ bản ổn định, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hài hòa giữa việc đời việc đạo.

* Về tôn giáo và đặc trưng văn hóa người Chăm ở An Giang.

Ở An Giang hiện nay có khoảng trên 5.400 khẩu với trên 17.000 người Chăm, sống tập trung ở các xã Khánh Hòa, Vĩnh Trường, Phú Hiệp, Châu Phong, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái và Đa Phước thuộc địa bàn 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Tân Châu. Người Chăm ở đây theo đạo Hồi giáo Islam, có những nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Họ cư trú trong những ngôi nhà sàn khang trang. Có hai loại nhà sàn: “nhà sàn tốp” là nhà có 4 kèo tiếp giáp với cột giữa ở trước, “nhà sàn hấp” là loại nhà có hai kèo tiếp giáp với cột giữa và hai kèo kia gởi phân nửa qua cột giữa, phân nửa qua kèo. Mái nhà lợp ngói hoặc lá, thường có bốn gian và một nhà bếp riêng. Hai gian ngoài dùng để tiếp khách nam, hai gian trong dùng để ngủ và tiếp khách nữ. Giữa hai gian có một vách ngăn, có cửa ra vào và che rèm thêu kết tua rất đẹp. Trước nhà có hàng ba, có cầu thang, khi lên nhà giày dép của chủ nhà và khách đều để phía dưới cầu thang. Khi khách đến nhà, chủ nhà trải chiếu mời khách ngồi nói chuyện, ăn bánh và uống nước trà. Người Chăm không dùng bàn ghế trong nhà. Ngày xưa, phụ nữ Chăm thường bị cấm cung, không cho tiếp xúc người ngoài. Ngày nay tập quán này đã được thay đổi dần, phụ nữ Chăm được đi học, mua bán và giao tiếp với xã hội. Người Chăm An Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, con gái khoảng 11-12 tuổi đã được mẹ và bà truyền nghề dệt. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm 58 màu truyền thống từ nước nấu củ, vỏ, lá cây rừng và họa tiết hoa văn độc đáo, mang bản sắc riêng. Nét độc đáo của văn hóa người Chăm ở An Giang là lễ hội. Trong đó lễ cưới và lễ Ramadan là ấn tượng nhất.

- Lễ hội của người Chăm: Người Chăm ở An Giang hầu hết là tín đồ Hồi Giáo (Islam). Vì vậy thời gian các lễ hội của người Chăm đã tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập trung nhiều người tại Thánh đường; thu hút thanh niên nhiều nhất là Thánh đường Mubarak thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Lễ Ramadan còn là tháng Thánh lễ Ramadan, diễn ra từ ngày 1/9 đến 30/9 Hồi lịch. Người Chăm gọi là “pănơh” có nghĩa “tháng nhịn” hay “tháng ăn chay”. Đây là tháng để tín đồ tự sám hối sửa chữa. Hàng năm còn có lễ hội lớn khác như: Lễ Roya Phik Trok (1/10 Hồi lịch) - Lễ bố thí cho người nghèo, Lễ Roya Haji (10/12 Hồi lịch) - Lễ hành hương đến Mecca (Thánh địa Hồi Giáo),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)