Thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 34 - 55)

tại tỉnh An Giang.

2.2.1 Bảo đảm về pháp lý

Bên cạnh các văn kiện của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, quyền tự do TN- TG còn được quy định đầy đủ, chi tiết hơn tại các văn bản pháp luật như Luật TN- TG, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003…

Luật TN-TG năm 2016 làm rõ quyền tự do TN-TG được quy định trong Hiến pháp gồm có 41 điều và 6 chương: Chương I Những quy định chung có 8 điều đưa ra những quy định chung, giải thích từ ngữ và thể hiện những nguyên tắc trong vấn đề TN-TG. Chương II gồm 7 điều quy định về các hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo (từ Điều 9 tới Điều 15) – Hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và

hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Chương III gồm 10 điều (từ

Điều 16 đến Điều 25) quy định về tổ chức và hoạt động của các nhóm tôn giáo – Tổ

chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo. Chương IV gồm 8 điều (từ Điều 26

tới Điều 35) quy định về tài sản và hoạt động xã hội của nhóm TN-TG – Tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo, tín đồ,

nhà tu hành, chức sắc. Chương V gồm 4 điều (từ Điều 36 tới Điều 39) quy định về

gồm 2 điều 40 và 41 – Điều khoản thi hành [30].

Luật là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất điều chỉnh trực tiếp hoạt động TN- TG ở nước ta hiện nay, đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật về TN-TG của Đảng, Nhà nước được ghi nhận trong các văn kiện và Hiến pháp, đồng thời kế thừa, phát triển những quy định phù hợp, mang tính khả thi, khắc phục những hạn chế, bất cập, đảm bảo tính tương thích với luật pháp quốc tế mà Việt Nam gia nhập.

Ngoài hai văn bản quan trọng chính, quan trọng, quyền tự do TN-TG cũng được đề cập trong các văn bản pháp luật có liên quan khác. Điều 47 của Bộ luật Dân sự năm 2005 xác nhận quyền tự do TN-TG như quyền nhân thân cơ bản của công dân:

1. Cá nhân có quyền tự do TN-TG theo hoặc không theo tôn giáo nào.

2. Không ai được xâm phạm quyền tự do TN-TG hoặc lợi dụng TN-TG để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác[31].

Việc ghi nhận tự do TN-TG vào các bộ luật cụ thể thể hiện sự quan tâm của Nhà nước cũng như tầm quan trọng của quyền con người này.

Tại Điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân:

Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do TN-TG theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến một năm[34].

Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ

tôn trọng quyền tự do TN-TG của nhau”. Pháp luật không cho phép vợ hoặc chồng

xâm phạm tới quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người kia bởi bất cứ lý do nào[37]. Luật Đất đai năm 2013 mở rộng các quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai liên quan tới tôn giáo thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề mang tính thời sự này. Theo luật mới thì các cơ sở tôn giáo được hiểu rộng và bao quát hơn khi đề cập thêm cả Thánh nguyện, niệm Phật đường bên cạnh các địa điểm được liệt kê

tại Luật Đất đai năm 2003: Nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trụ sở tôn giáo và các cơ sơ tôn giáo khác. Điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh luật cũ và luật mới là khi định nghĩa về cơ sở tôn giáo là Luật năm 2013 đã bỏ đi chữ “được Nhà nước công

nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất”[36Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 cũng đã có

những quy định mới sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại và công tác quản lý được chặt chẽ hơn. Điều 7 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất tại cơ sở tôn giáo là người đứng đầu nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm cho một tập thể, một tổ chức. Ngoài ra một số vấn đề quan trọng như thẩm quyền, căn cứ đối với việc thu hồi đất do sử dụng đất sai mục đích hay mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, dân tộc đã được quy định một cách rõ ràng và đầy đủ hơn so với Luật trước đây góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới đất cơ sở tôn giáo.

Điều 19 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định quan điểm đối với vấn đề tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân”[32].

Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (có hiệu lực từ 01/01/2012) quy định đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng thì không phải là đối tượng phải chịu thuế tại Điều 3 của luật này.

Luật Trẻ em năm 2016 tại Điều 4 quy định về việc nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với trẻ em dựa trên yếu tố TN-TG.

Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 tại Điều 2 quy định không thể dùng TN-TG để ngăn cản quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

Tự do TN-TG trở thành một nguyên tắc trong việc áp dụng các văn bản pháp luật: Không vì TN-TG của ai đó mà họ bị đối xử một cách bất bình đẳng. Có thể kể tới như Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004; Bộ luật Tố tụng Hành chính năm 2010, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003; Bộ luật Lao động năm 2014.

con người và quyền tự do TN-TG được pháp luật nghiêm túc bảo đảm bằng luật tôn giáo, nghị định, thông tư và những văn bản đi kèm để những công chức, viên chức nhà nước làm kim chỉ nam mà thực thi đúng theo đường lối của nhà nước nhằm bảo đảm quyền tự do TN-TG ở từng địa phương. Trên thực tế quyền tự do TN-TG thực tế đối với các cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang, luôn tự do và bình đẳng về tôn giáo được nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển, trong đó có mở học viện Phật giáo Nam Tông Khmer được nhập khẩu để phục vụ đào tạo các chức sắc và sinh hoạt tôn giáo của người dân tộc Khmer. Người dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo và đạo Bàlamôn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ việc sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ và phát triển tôn giáo truyền thống. Kinh Thánh song ngữ tiếng việt và Banar/Êđê/Jrai cũng được phát hành để đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành. Với tin thần mà luật TN-TG được nhà nước ban hành năm 2018, tỉnh An Giang đã đề ra những biện pháp hỗ trợ pháp lý dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang về công tác dân tộc gắn liền với tôn giáo, trong đó có dân tộc Chăm An Giang là một dân tộc đặt thù trong tỉnh An Giang. Luôn được lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm sâu sắc. Chỉ đạo, quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc về quyền tự do TN-TG của các dân tộc tiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng chức vụ để trục lợi cho cá nhân.

Người Chăm An Giang cộng cư với các dân tộc khác trong tỉnh, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống trong tổ chức đời sống cộng đồng, văn hoá lễ hội… Người Chăm An Giang là hậu duệ của người Chăm ở miền trung nước ta; chủ yếu theo đạo Islam, có quan hệ giao lưu văn hóa với đồng bào Chăm ở miền trung và TP. Hồ Chí Minh, có liên hệ với cộng đồng Islam Đông Nam Á.

Theo truyền thống, người Chăm sinh sống tập trung trong các Puk và Paley (tương tự như các xóm, làng của người Việt). An Giang có 9 Paley Chăm là: ParekSabâu (Khánh Bình), Koh Koi (Nhơn Hội), Koh Kakia (Quốc Thái), Pulao Ba (Lama) (Vĩnh Trường), Phũm Soài (Châu Phong), Koh Kapoah (Đa Phước), Mot

Churt (Châu Phong), Katampong (Khánh Hoà), Vĩnh Hanh (Châu Thành), Mỹ Long (TP.Long Xuyên). Trong mỗi Paley có thể có nhiều Puk. Các Puk, Paley có các ông Ahly, Hakêm… đại diện cộng đồng để quản lý trong ngoài xóm làng Chăm. Các ông Ahly và Hakêm được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, giáo lý Islam, vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời họ cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu hoà thuận.

Đạo Islam giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống đồng bào Chăm An Giang. Hầu như mọi qui định trong cuộc sống cộng đồng đều bị chi phối bởi giáo lý Islam. Tỉnh An Giang có 12 Masjid (thánh đường), 16 surao (tiểu thánh đường). Các thánh đường và tiểu thánh đường là trung tâm tôn giáo và cũng là trung tâm sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Chăm An Giang. Đồng thời thánh đường còn được xem là trung tâm của một “Jamaah”- một đơn vị quản lý tín đồ. Do đó đã có sự hợp nhất giữa tổ chức tự quản với tổ chức tôn giáo, hình thành các nhóm tự quản Puk và Paley kiêm quản lý sura o và Masjid, vừa quản việc hành đạo trong “Jamaah” vừa quản lý các vấn đề trong các Puk và Paley.

Tổ chức tự quản Puk, Paley do dân làng bầu chọn, có nhiệm vụ trông coi về phong tục tập quán, TN-TG, phân xử những thành viên trong cộng đồng vi phạm Luật tục… Thành viên của “tổ chức tự quản” là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, TN-TG của người Chăm.

Người phụ trách “tự quản” Puk là ông Ahly, là người đứng đầu Puk, nếu trong Puk có tiểu thánh đường (surao) thì kiêm luôn việc quản trị tiểu thánh đường. Các vấn đề nảy sinh trong Puk sẽ được ông Ahly giải quyết. Khi sự việc phức tạp, Ahly khó giải quyết thì sẽ được đưa lên Hakêm.

Cùng với “Tổ chức tự quản” trên ở mỗi thánh đường chính thức thành lập một Ban quản trị thánh đường gồm các thành viên:

Đứng đầu là Giáo cả: do Hakêm đảm trách, là người quản trị cao nhất ở thánh đường Islam. 2 Phó Giáo cả: do Naif đảm trách, là phụ tá cho Hakêm, là người thay mặt Hakêm giải quyết công việc khi Hakêm vắng mặt. Một người phụ trách công tác

xã hội, một người phụ trách công tác tôn giáo. Ahly: là người phụ trách tiểu thánh đường, giúp việc cho Hakêm. Bi-lăk (muszin): người làm nhiệm vụ ngâm những câu kêu gọi tín đồ làm lễ vào trưa ngày thánh lễ Islam (thứ sáu hàng tuần). Khotip: giảng giải giáo lý cho tín đồ tại thành đường vào ngày thánh lễ thứ sáu hàng tuần. I-mâm: hướng dẫn tín đồ thực hiện nghi thức cầu nguyện vào ngày thánh lễ, thường là nam tín đồ trưởng thành, am hiểu giáo lý, đạo đức gương mẫu. Tuôl (Tuan): là giáo viên chăm sóc cho trẻ em người Chăm đọc thánh kinh (mọi tín đồ đều phải biết đọc), phụ trách phổ biến giáo lý cho các môn đệ. Thường là những người có điều kiện đã được học nhiều năm ở các trường Islam ở Mecca.

Ông Seăk: là người chăm sóc dọn dẹp thánh đường sạch sẽ, được tập thể đồng ý tuyển chọn và được hưởng một số hoa lợi tại thánh đường.Qua cách tổ chức trên ta thấy, Ban quản trị thánh đường Islam bao gồm các thành viên của “Tổ chức tự quản”. Do đó đã có sự thống nhất giữa quản lý xã hội và quản lý tôn giáo trong đồng bào Chăm An Giang.

Ban quản trị thánh đường có nhiệm vụ quản lý hoạt động trong “Jamaah”, giải quyết các vụ việc trong Paley do các Ahly giải trình lên, hoặc những việc quan trọng vượt quá tầm của Ahly. Ngoài ra Ban quản trị thánh đường còn làm đại diện cho cộng đồng để thực hiện quan hệ đối ngoại với các Paley khác, đồng thời làm đại diện của Paley tiếp xúc, quan hệ với chính quyền địa phương trong việc quản lý xã hội, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước.

Ban Đại Diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang được thành lập (mỗi nhiệm kỳ là 5 năm) gồm các đại biểu của các Ban quản trị thánh đường trong tỉnh. Đây là cầu nối vững chắc giữa chính quyền, đoàn thể với đồng bào Chăm theo đạo Islam, bảo đảm cộng đồng Chăm Islam An Giang sống và hành đạo đúng tôn chỉ, mục đích là "Tôn thờ thượng đế ALLAH, tôn kính đức Nabi MUHAMAD và thiên kinh Qur'an; sống và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đoàn kết tôn giáo- dân tộc góp phần làm cho quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, xây dựng bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam ngày càng ổn định, phát triển”. Tổ chức tự quản ở các Puk, Paley đã hoà quyện vào các Ban quản trị thánh

đường. Vì vậy vai trò của Ban quản trị thánh đường trong việc duy trì ổn định của cộng đồng Chăm An Giang là rất lớn. Tổ chức này có thể xem là cấp cơ sở của Ban đại diện cộng đồng Islam tỉnh An Giang, cùng với Ban đại diện cộng đồng Islam tỉnh An Giang đồng thời thực hiện hai chức cơ bản là chức năng quản lý tôn giáo và chức năng quản lý xã hội trong cộng đồng Chăm An Giang.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức đoàn thăm tặng quà nhân ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Đôn ta của đồng bào Khmer, Lễ Rammadan, Roya Haji của đồng bào Chăm; Tết Nguyên Đán của người Hoa; và các lễ hội văn hóa của đồng bào Khmer, Chăm; tổ chức họp mặt cán bộ công chức, người có uy tín, nhân sĩ trí thức trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân các ngày tết dân tộc và hỗ trợ tiền cho đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo DTTS được vui xuân đón tết .

Xây dựng và triển khai Đề án “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025” theo Quyết định 414/QĐ- TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh hỗ trợ các Thánh đường của người Chăm sửa chữa, xây dựng lò hỏa táng đáp ứng với yêu cầu môi trường; Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ở các cơ sở thờ tự trong việc tổ chức dạy chữ viết dân tộc để nhằm gìn giữ và bảo tồn các tiếng nói và chữ viết cho các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác phối hợp tốt với các sở, ngành đã ký kết chương trình công tác phối hợp có liên quan đến công tác dân tộc. Quan tâm tổ chức triển khai những nhiệm vụ tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)