Đánh giá chung về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của người Chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 55 - 61)

Chăm tại tỉnh An Giang

2.3.1. Những thành tựu

Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở có sự tập trung lãnh, chỉ đạo sâu sát, các ngành liên quan có sự phối hợp khá chặt chẽ trong việc chăm lo các mặt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số người Chăm An Giang như: Hỗ trợ vốn sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Cụm tuyến dân cư, nhà ở, nước sạch, điện, đường, trường, trạm, làng nghề, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,… Từ đó, tình hình kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số có bước chuyển tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đời sống của một bộ phận khá lớn bà con đồng bào Chăm từng bước được cải thiện rõ nét.

Ý thức cho con em tham gia học phổ thông tốt hơn trước, số lượng học sinh dân tộc dân tộc thiểu số ở các cấp học không ngừng tăng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám trị bệnh cho đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số nói chung đồng bào người Chăm mói riêng ngày càng quan tâm hơn. Đội ngũ cán bộ và các cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc men phục vụ khám, điều trị bệnh vùng dân tộc dân tộc thiểu số từng bước được tăng cường tốt hơn.

Hoạt động bảo đảm tự do TN-TG truyền thống được phát huy, nhiều vị chức sắc tiêu biểu có sự đóng góp thiết thực cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc, tham gia xây dựng chính quyền, vận động đồng bào và sư sãi chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, giữ vững ổn định; đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo được phát huy; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đồng bào tích cực hưởng ứng; những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch tác động xấu đến vùng dân tộc đều bị vô hiệu hóa

Tỉnh triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội đã tạo động lực phát triển bước đầu cho vùng đồng bào dân tộc ngày một hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác dân tộc luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc tổ chức triển khai các chính sách dân tộc đúng như quy trình, quy định, hướng dẫn của trung ương; được sự ủng hộ, tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Nhìn chung, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống pháp luật không ngừng hoàn thiện, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều tới đời sống của bà con tín đồ các tôn giáo. Nội hàm quyền tự do TN-TG từng bước được hiểu sâu rộng và toàn diện, các quyền cụ thể của người có đạo được tôn trọng và bảo đảm, công tác tôn giáo cũng đạt được những thành quả nhất định. Quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của người có TN-TG đặc biệt được tôn trọng và bảo đảm; Về việc đào tạo chức sắc các tôn giáo luôn được mở rộng, chất lượng và số lượng không ngừng tăng cường; Cơ sở thờ tự của các TN-TG được xây dựng mới, sửa chữa; Hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ và chức sắc tôn giáo được chính quyền và các đoàn thể khuyến khích và tạo điều kiện; Quyền tự do ngôn luận của những người có đạo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm trong thực tiễn; Quyền tự do lập hội và hội họp của các tín đồ tôn giáo cũng luôn được tôn trọng và bảo đảm; Quyền tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo được tôn trọng và bảo đảm; Quyền tự do đi lại, đi ra nước ngoài và trở lại Việt Nam của các tín đồ và chức sắc tôn giáo, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, được Nhà nước Việt Nam ghi nhận và bảo đảm.

Từ những kết quả trên, cho thấy với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan, các cấp trong hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn, có thể khẳng định rằng công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trong năm qua

ở tỉnh An Giang tiếp tục được thực hiện khá tốt, Ban Tôn giáo đã luôn tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước; giải quyết các nhu cầu tự do TN-TG của chức sắc, tín đồ theo pháp luật; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tổ chức các chương trình hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Hỗ trợ các tổ chức tôn giáo tổ chức thành công Đại hội và các cuộc lễ trọng theo đúng kế hoạch đường hướng Hiến chương Giáo hội. Đồng thời, chủ động nắm bắt, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo để có hướng dẫn, giải quyết kịp thời.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, giữ vững ổn định; đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo được phát huy; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đồng bào tích cực hưởng ứng; những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch tác động xấu đến vùng dân tộc đều bị vô hiệu hóa.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Đạo hồi Islam An Giang là một tôn giáo xem trọng nam giới, không coi trọng phụ nữ và có truyền thống cưới hỏi cận huyết thống, tuy nhiên khi xâm nhập vào xã hội Chăm, nó đã phải có những biến đổi phù hợp với xã hội mẫu hệ và tập quán của dân tộc Chăm. Theo nghiên cứu của người Chăm Islam giáo ở nam bộ nói chung và người Chăm An Giang nói riêng cho thấy, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và trong sinh hoạt tôn giáo. Cụ thể ở Thánh đường luôn có một nơi riêng cho tín đồ nữ cầu nguyện. Nhìn chung hoàn cảnh ở gia đình và xã hội người Chăm Islam chưa phát triển, có lối sống mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng có sự gắn kết tộc người.

Bên cạnh đó về mặt văn hóa của họ còn hạng chế, chủ yếu người Chăm ở An Giang sống bằng nghề nông và đánh bắt cá trên sông hậu, họ còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, dẫn tới trình độ nhận thức về xã hội còn nhiều bắt cập việc tuyên truyền của nhà nước chính quyền địa phương về mặt tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn, đa số người Chăm An Giang họ sống khép kính quây quần với đoàn thể dân tộc của họ nên việc cập nhật thông tin cũng gặp nhiều hạn chế.

công tác tôn giáo. Từ ngày sáp nhập ngành Tôn giáo về ngành Nội vụ, hầu hết các cán bộ làm công tác tôn giáo được luân chuyển từ ngành khác sang, không được đào tạo về chuyên môn tôn giáo, không được chuẩn bị kỹ năng làm công tác tôn giáo, thậm chí kém hiểu biết về tôn giáo, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mọi người. Chưa kể đến nội hàm của quyền tự do TN-TG là một vấn đề phức tạp và cần hiểu biết sâu rộng, cần những chuyên gia để đánh giá đúng mức tầm quan trọng của các quyền. Thêm vào nữa, trong các cơ quan vẫn còn những định kiến với tôn giáo, còn giữ thái độ của cơ chế xin - cho, cố tình giảm bớt yêu cầu của các tôn giáo mà không có lý do, thậm chí phủ nhận sự hiện diện có thật về nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân có TN-TG.

Công tác tôn giáo còn gặp những khó khăn bởi những nguyên nhân xuất phát từ nhận thức sai lầm của người dân theo đạo khiến cho hoạt động TN-TG trở thành hoạt động mê tín dị đoan, hay những lực lượng thù địch lợi dụng để chống phá Nhà nước. Điều này có gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi những người làm công tác tôn giáo bị ảnh hưởng trước những biểu hiện sai lệch của tín đồ hay sự cuồng tín của người theo đạo nên càng có cái nhìn thiếu khách quan và chân thực về vấn đề tôn giáo.

Ngoài vấn đề về nhận thức của người dân, công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các chức sắc và tín đồ tôn giáo còn thiếu và yếu, chưa vận dụng các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương dẫn tới những mâu thuẫn xung đột giữa giáo dân với chính quyền sở tại.

Một hạn chế nữa trong công tác tôn giáo là hiện nay ở nước ta nói chung và ở An Giang nói riêng chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề TN-TG để giải quyết các vấn đề liên quan như: Làm thế nào để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đạt được hiểu quả, cơ chế xử lý các khiếu nại, tổ cáo liên quan tới TN-TG ra sao; cơ chế kiểm tra giám sát việc thực thi quyền này như thế nào v.v…

Là tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gặp bất lợi về vị trí, địa lý cách xa trung tâm lớn, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp; thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông - thuỷ sản luôn gặp khó, tình trạng “trúng mùa,

rớt giá” diễn ra thường xuyên, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân, trong đó có hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Chăm bị ảnh hưởng; tình trạng sạt lở bờ sông trong đó có vùng đồng bào Chăm xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu bị ảnh hưởng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và kêu gọi đầu tư; đặc biệt là đối với địa bàn vùng dân tộc, miền núi, biên giới. Việc triển khai chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi có nguồn vốn nhiều, suất đầu tư lớn; trong khi đó, nguồn vốn phân bổ của Trung ương để thực hiện các chính sách dân tộc còn phân tán nhỏ lẻ, không tập trung, nên hiệu quả chưa cao.

Trình độ dân trí, phương thức lao động sản xuất, tập quán canh tác còn mang tính truyền thống; điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao; nhiều bà con dân tộc còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước hỗ trợ, chưa phát huy nội lực để tự lực vươn lên.

Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc tuy có tiếp tục phát triển, các chương trình mục tiêu quốc gia đem lại hiệu quả thiết thực, nhưng số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc vẫn còn cao. Nhiều xã tuy đạt kết quả tích cực trong xóa đói, giảm nghèo nhưng còn lúng túng trong giải pháp vươn lên khá, giàu; ở những nơi chưa bảo đảm tính bền vững thì tình trạng tái nghèo vẫn còn là một nguy cơ tiềm ẩn.

Việc phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng đồng bào thiểu số người Chăm có một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, một số loại hình văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc dân tộc Chăm có nguy cơ bị mai một; việc học tập nâng cao trình độ dân trí, nhất là đối với hộ nghèo vẩn còn nhiều khó khăn.

An ninh chính trị, tinh thần đoàn kết dân tộc, tôn giáo tuy được giữ vững và tăng cường; song vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể ảnh hưởng bất lợi trong vùng dân tộc; những tác động xấu và các hoạt động móc nối, lôi kéo của các thế

lực thù địch từ bên ngòai. Việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức; tỷ lệ cán bộ người dân tộc tham gia vào cấp ủy, cơ quan nhà nước, đoàn thể các cấp chưa tương xứng; công tác phát triển đảng viên trong lực lượng cán bộ công chức viên chức là người dân tộc dân tộc thiểu số vẫn còn ít so với cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra trong thời gian sắp tới.

* Nguyên nhân tồn tại

Địa bàn vùng dân tộc và miền núi rộng lớn, địa hình phức tạp; đồng bào dân tộc phần đông sống ở vùng sâu và sống phân tán, đi lại khó khăn, ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, khoa học công nghệ tiên tiến; do lịch sử để lại, kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc còn kém phát triển, mang nặng tính tự cấp, tự túc, dựa nhiều vào tự nhiên; phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu, chưa nắm bắt kịp những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào sản xuất, chưa khai thác hết mọi tiềm năng sẵn có tại địa phương.

Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc ở cấp cơ sở chưa được kiện toàn hoàn thiện, nhân lực còn thiếu. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí còn thấp của đồng bào dân tộc và những sai sót của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách để kích động khiếu kiện, gây mất an ninh trật tự và chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kết luận chương 2

An Giang là một tỉnh đa tôn giáo trong đó đại đa số đồng Chăm ở đây theo đạo hồi. Trong những năm qua, công tác bảo đảm quyền tự do, TN-TG của người Chăm đã được quan tâm và bảo đảm thực hiện, điều đó đã góp phần tích cực củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Sự gay gắt về vấn đề đời sống, việc làm và thu nhập; trình độ dân trí thấp; sự mai một các giá trị văn hóa; những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tộc người; sự chống phá của các thế lực thù địch là các vấn đề bức thiết đặt ra, cần nhận thức đúng và giải quyết tốt công tác tôn giáo đối với đồng bào Chăm ở An

Giang. Phát huy giá trị tốt đẹp của đạo Hồi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh An Giang. Giải quyết tốt các vấn đề này vừa là nội dung, yêu cầu, định hướng vừa là biện pháp thực hiện tốt công tác tôn giáo của

tỉnh An Giang nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)