Giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 64 - 83)

3.2.1 Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1 Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể đối với công tác tôn giáo. Tập trung tuyên truyền sâu rộng Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; các địa phương bảo đảm tốt thông tin hai chiều, tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong công tác tôn giáo như: đất đai, cơ sở thờ tự, tự do TN-TG của nhân dân. Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho người dân ở vùng đồng bào có đạo: Ở các vùng đồng bào có đạo, nhất là vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn, sự hiểu biết pháp luật và tìm hiểu pháp luật chưa thực sự được quan tâm nên họ vẫn còn tin vào những thủ tục lạc hậu, sự đấu tranh những điều phi lý và những quyền bị xâm hại chưa cao; pháp luật là bảo đảm từ phía nhà nước và sự hiểu biết pháp luật của đồng bào có đạo là những điều kiện bảo đảm cho công dân luôn có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền của người khác và bảo vệ chính đáng những quyền lợi của bản thân mình khi bị xâm hại. Thông tin pháp luật tốt cũng giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật, kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, bất cập của các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, tất cả các văn bản pháp quy, các quy định của nhà nước được truyền tải đầy đủ, chính xác, kịp thời thông qua các trang thông tin pháp luật, các sách báo pháp lý, thông qua giáo dục, phim ảnh có nội dung pháp lý, qua các hội nghị tuyên truyền phổ biến, các ấn phẩm về pháp luật,... đến toàn thể nhân dân nói chung và tín đồ, chức sắc các tôn giáo nói riêng.

Đẩy mạnh công tác phối hợp tốt với các sở, ngành đã ký kết chương trình công tác phối hợp có liên quan đến công tác dân tộc. Quan tâm tổ chức triển khai những

nhiệm vụ tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030.

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

Để làm tốt hơn nữa công tác TN-TG, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo tỉnh, Ban dân tộc các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục quán triệt, triển khai trong cán bộ, Nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Chăm An giang có TN-TG nói riêng về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng có tôn giáo nắm và thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hai là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo. Cần nhận thức một cách sâu sắc về nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, thông qua công tác vận động nhằm giúp đồng bào các tôn giáo phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân, đồng thời chủ động đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tự do TN-TG để hành nghề mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi dụng, kích động chia rẽ Nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ lương- giáo, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và vận động các tín đồ nêu tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù

địch nhằm chống phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vận động các tín đồ thực hiện tốt các đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó giữa đạo và đời, phát huy những nét đẹp truyền thống, những yếu tố tích cực, những điểm tương đồng trong các tôn giáo. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn đối với các tà đạo, các hoạt động mê tín dị đoan.

Ba là, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn các cộng đồng người dân tộc; kêu gọi đầu tư và tăng cường thực hiện các chương trình hội thảo nghề đệt thổ cẩm của người Chăm với các dân tộc khác và ngoài nước, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến tôn giáo.

Quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo, bố trí đúng người làm công tác tôn giáo; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và nghiệp vụ tôn giáo đặc biệt là ngôn ngữ riêng của đồng bào dân tộc. Có kế hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức sắc tôn giáo để tạo mối quan hệ đồng thuận. Tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hoạt động tốt, tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

3.2.1.3 Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực ĐBSCL, có đường biên giới dài gần 100km, giáp với tỉnh Tà keo và Kandal (Campuchia). Tỉnh có 28 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer, Chăm, Hoa với 119.219 người, chiếm 5,26% dân số và 25 dân tộc thiểu số khác với 896 người cùng chung sống. Về tôn giáo, bao gồm 12 tổ chức, hệ phái tôn giáo, tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 70,31% dân số toàn tỉnh. Đặc

biệt, An Giang là nơi khai đạo của 3 tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tứ ân Hiếu Nghĩa và Bửu sơn Kỳ Hương. Xác định công tác xây dựng Đảng ở địa bàn tôn giáo, dân tộc là nhiệm vụ then chốt trong công tác quản lý tôn giáo, Đảng bộ tỉnh An Giang luôn phát huy vai trò đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.

Về công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, các nhu cầu tôn giáo chính đáng, hợp pháp đã được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật, phù hợp với thực tế; các nhu cầu chưa đủ cơ sở pháp lý và thực tế đã được giải thích, hướng dẫn trả lời và được Giáo hội chấp thuận. Điều đáng ghi nhận là, các tổ chức tôn giáo chấp hành khá tốt việc thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các nhu cầu tôn giáo, các nội dung liên quan đến tôn giáo; trường hợp không được giải quyết nhưng khi được giải thích đã cơ bản đồng thuận.

Liên quan đến vấn đề đất đai phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều vụ việc đất đai liên quan đến tôn giáo được giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Phần lớn các vụ việc phức tạp trước đây được tháo gỡ và dần đi vào ổn định. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo; tranh thủ, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo được tăng cường và phát huy hiệu quả. Đặc biệt, công tác nắm tình hình, phòng ngừa, xử lý các hoạt động TN-TG trái pháp luật đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Tại các địa bàn trọng điểm về tôn giáo, các hoạt động chống đối giảm. Mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ngày càng cởi mở, gắn bó. Các tổ chức tôn giáo nhất là có sự quan tâm với các tôn giáo của cộng đồng đân tộc Chăm, Khơme đã tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động xã hội và nhiều hoạt động do các cấp chính quyền tổ chức như chung tay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ, động viên các cá nhân, tổ chức trên tuyến đầu. Về công tác củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng, sử dụng cốt cán trong tôn giáo được triển khai đồng bộ, kịp thời. Trước yêu cầu đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các ngành,

địa phương, các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương, giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề tôn giáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cả trong việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt chính đáng cũng như thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý vi phạm, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng TN-TG; tập trung chỉ đạo xử lý vấn đề quy hoạch đất đai cũng như giải quyết các nhu cầu đất đai TN-TG. Gắn với sự phát triển hài hòa, đồng bộ về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, cho nên cần phải nghiên cứu cụ thể, cẩn trọng để có chính sách tác động thích hợp. Ngoài việc tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật về TN-TG và các văn bản khác có liên quan quy định về TN-TG còn cần có sự quan tâm chỉ đạo bằng các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cùng với đó, tăng cường công tác vận động, phối hợp với các chức sắc, chức việc, nhất là người đứng đầu có uy tín trong cộng đồng để tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động tôn giáo. Để tạo sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào có đạo như thúc đẩy đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo việc làm tại các xã vùng có đông tín đồ,... Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2.2 Nhóm các giải pháp cụ thể

3.2.2.1 Giải pháp về chính trị

Một là, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn

giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thông qua tổng kết thực tiễn, rà soát, sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, thiếu tính khả thi, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường của tôn giáo. Trong đó, coi trọng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo, và liên quan đến quản lý đất đai, cơ sở thờ tự của các TN-TG.

Hai là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên về các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền tự do TN-TG. Các ngành, các cấp, nhất là ở địa phương, cơ sở thường xuyên động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo, đã được Nhà nước công nhận; và chủ động ngăn ngừa, đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt tại những địa

bàn trọng điểm về tôn giáo, dân tộc, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các tôn giáo, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng TN-TG, nhằm kích động gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc, và xâm phạm an ninh quốc gia.

Bốn là, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo theo hướng thống nhất mô hình

quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác này ở các địa phương và cơ sở. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ được đào tạo về công tác tôn giáo; có chế độ ưu đãi hợp lý cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Năm là, chủ động công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng một

số vấn đề tôn giáo nhạy cảm của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

3.2.2.2. Giải pháp kinh tế

Công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo được cả hệ thống chính trị quan tâm và thực hiện, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Có được những kết quả đó là do công tác dân vận của hệ thống chính trị đã không ngừng đổi mới. Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị về tôn giáo và công tác tôn giáo trong

cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung và người Chăm An Giang nói riêng đã được tăng cường; kết hợp công tác dân vận với tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về tôn giáo đến chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp Nhân dân.

Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo nên những năm qua, công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo đã được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về công tác tôn giáo gắn với đẩy mạnh các phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội phát động, phong trào sống “tốt đời, đẹp đạo”; từ đó nhân rộng các điển hình tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người chăm từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 64 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)