Bảo đảm quyền tự do TN-TG của người dân theo chủ trương, chính sách của Đàng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do TN-TG, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đại đa số đồng bào có tôn giáo đặc biệt là các cộng đồng dân tộc có đạo trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhà nước cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về công tác báo chí, in ấn, xuất bản liên quan đến hoạt động tôn giáo đặc biệt là các tôn giáo của người dân tộc như Chăm có kinh Koran, tạo thuận lợi cho các tôn giáo tham gia các hoạt động quốc tế với các tổ chức tôn giáo trong khu vực trong cộng đồng các nước có người theo đạo Hồi như Malaisia, Indonesia, các nước Ả rập,... Các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo.
. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo vừa thiếu về số lượng lẫn chuyên môn, vừa yếu về chất lượng. Thí dụ, nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương tự đánh giá là trái chuyên môn, ít được đào tạo, bồi dưỡng về ngôn ngữ, nên chưa nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo. Trước tình hình đó, để tổ chức triển khai thực hiện phương hướng nêu trên của Đại hội XII, trước tiên, cần nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Đó là:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng bào tôn giáo
là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do TN-TG và không TN-TG của nhân dân.
Bảo đảm quyền tự do TN-TG phải xuất phát từ quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo; nhưng quyền tự do TN-TG phải gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN- TG của công dân. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời của quyền tự do TN-TG. Công dân muốn được hưởng quyền tự do TN-TG thì phải gánh vác nghĩa vụ khi thực hiện tự do TN-TG, dù ở bất kỳ một TN-TG nào. Đây là điều kiện bảo đảm cho quyền tự do TN-TG được thực hiện. Mặt khác, Nhà nước cũng sẽ bảo đảm cho các quyền tự do TN-TG hợp pháp của công dân được thực hiện trên cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Nguyên tắc quyền tự do TN-TG gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN-TG là bảo đảm để mọi công dân đều bình đẳng về quyền tự do TN-TG trong toàn thể dân tộc. Quyền bình đẳng ở đây bao gồm sự không phân biệt về giới tính nam-nữ, dân tộc, văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú và tôn giáo,... Mọi công dân đều được hưởng giá trị tự do tôn giáo như nhau và đóng góp như nhau cho sự phát triển của tự do TN- TG và đặc biệt, họ đều bình đẳng trước pháp luật khi vi phạm các quy định pháp luật về tự do tôn giáo của Nhà nước.
Nguyên tắc quyền gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN-TG, một mặt, đòi hỏi tất cả các TN-TG khi áp dụng quy phạm (giáo lý, giáo luật, nghi lễ, hiến chương, điều lệ,...) đối với các đệ tử của mình thì cũng phải tôn trọng quyền tự do công dân của họ. Mặt khác, nguyên tắc cũng đòi hỏi mọi quy định trong hệ thống pháp luật về quyền tự do TN-TG đều phải có cơ sở và điều kiện hiện thực hóa được trong thực tế cuộc sống; tránh những quy định tạo ra sự không phù hợp, thiếu tính khả thi khiến cho công dân không thể thực hiện được. Và nguyên tắc đó cũng đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm hiệu lực của các quyền tự do TN-TG, vì không có sự bảo đảm của Nhà nước sẽ không có hiệu quả trên thực tế về các quyền tự do TN- TG.
Việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật về tôn giáo. Các
quy định này cũng phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động TN-TG, ở nước ta hiện nay, Văn kiện Đại hội XII của Đảng (01-2016) đề ra phương hướng: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về TN-TG, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng TN-TG để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động TN-TG trái quy định của pháp luật.
Gắn với sự phát triển hài hòa, đồng bộ về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh An Giang.
Các chủ thể ở tỉnh An Giang được thụ hưởng quyền tự do TN-TG có những đặc thù riêng nên cần phải nghiên cứu cụ thể, cẩn trọng để có chính sách tác động thích hợp. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong các văn bản pháp luật về TN-TG và các văn bản khác có liên quan quy định về TN-TG còn cần có sự quan tâm chỉ đạo bằng các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quản lý pháp luật về tôn giáo trên địa bàn tỉnh phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Bảo đảm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Để bảo đảm quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải quan tâm, hoàn thiện bộ máy tổ chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp của tỉnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tôn giáo; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tôn giáo; tăng cường các hoạt động thanh tra kiểm tra việc quản lý nhà nước về tôn giáo.
Đáp ứng nhu cầu về tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Quyền tự do tôn giáo ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc
tế về quyền con người. Các quyền này bao gồm quyền có tổ chức bộ máy và quyền về hoạt động tôn giáo.