khai kết quả giải quyết
2.4.1. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo
Qua giám sát công tác tiếp công dân, việc giải quyết đơn thư tố cáo nổi lên một số vấn đề như: công tác thụ lý, xác minh nội dung tố cáo của cơ quan chuyên môn trên địa bàn Thành phố đối với một số vụ việc còn chậm, chất
lượng tham mưu, đề xuất giải quyết hạn chế, thiếu cơ sở để kết luận, áp dụng pháp luật thiếu chuẩn xác, máy móc; một số trường hợp việc đối thoại với người dân còn hình thức, gây bức xúc thêm cho người khiếu nại, tố cáo và không tạo được sự đồng thuận đối với các quyết định giải quyết; chất lượng giải quyết tố cáo lần đầu chưa cao, nhất là cấp huyện dẫn tới nhiều việc công dân không đồng tình, tiếp tục tố cáo lần hai, vượt cấp; việc xem xét, giải quyết và trả lời đối với các đơn thư của công dân do Quốc hội chuyển đến chưa kịp thời, tỷ lệ trả lời thấp; công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng chưa chặt chẽ, yếu kém, thất lạc hồ sơ gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong số các vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, các vi phạm sau đây diễn ra phổ biến trên thực tế:
- Vi phạm về thời hạn giải quyết tố cáo là vi phạm phổ biến nhất của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Với thời hạn pháp luật quy định là 30 ngày (45 ngày trong trường hợp phức tạp) trong giải quyết lần một, nếu là những vụ việc KNTC đơn giản thì thời gian như trên là phù hợp. Nhưng
với những vụ việc phức tạp thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thành lập Tổ công tác đi xác minh nội dung vụ việc, đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ và phải thực hiện trình tự, thủ tục khác theo luật định (tiến hành giám định hồ sơ, tài liệu; xây dựng báo cáo kết quả xác minh; lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn; đề xuất ý kiến với người giải quyết tố cáo…). Vì vậy, trên thực tế việc vi phạm về thời hạn giải quyết tố cáo là hành vi vi phạm phổ biến nhất của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
-Tổ chức đối thoại là một trong những tác nghiệp quan trọng của hoạt động thanh tra và xác minh giúp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thu thập và củng cố những thông tin có giá trị chứng cứ để xác định sự thật của vụ việc như: nguyên nhân, điều kiện phát sinh vụ việc, trách nhiệm của từng
người đến đâu; ai đúng, ai sai..; những điểm bất cập, sơ hở, thiếu sót của pháp luật, cũng như những ưu, khuyết điểm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý cũng như trong việc chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung tố cáo. Trong thực tiễn, việc thực hiện trách nhiệm đối thoại khi giải quyết tố cáo lần hai vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật, thể hiện ở việc người giải quyết tố cáo lần hai không tổ chức đối thoại hoặc nếu có tổ chức thì không đúng thành phần, trình tự, thủ tục quy định.
- Ban hành công văn, thông báo thay thế cho quyết định giải quyết tố cáo : Mặc dù pháp luật về tố cáo đã quy định cụ thể về việc ban hành quyết định giải quyết tố cáo, đây được xác định là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định giải quyết tố cáo có hiệu lực pháp luật, là
căn cứ để người tố cáo thực hiện quyền tố cáo lần hai hoặc khởi kiện. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng ban hành công văn, thông báo thay thế cho quyết định giải quyết tố cáo còn xảy ra ở nhiều nơi [21]. Việc ban hành thông báo thay cho quyết định giải quyết thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, hành vi này dẫn đến việc giải quyết không bảo đảm tính pháp lý, các cơ quan có thẩm quyền không thi hành được quyết định giải quyết tố cáo có hiệu lực pháp luật. Bản chất của việc ban hành thông báo, công văn thay thế cho quyết định giải quyết là nhằm né tránh trách nhiệm của người giải quyết tố cáo.
- Hành vi không thụ lý vụ việc tố cáo chủ yếu xuất phát từ nhận thức của cán bộ làm công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn tố cáo. Do nhận thức
chưa đầy đủ về bản chất pháp lý của quyết định hành chính dẫn tới cho rằng, quyết định hành chính phải là văn bản được ban hành với hình thức quyết định hành chính nên những văn bản được thể hiện dưới hình thức như: công văn, thông báo, kết luận… trong một số trường hợp do cơ quan hành chính
nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể không được thụ lý giải quyết, gây ảnh hưởng đến quyền tố cáo của công dân. Mặc dù hiện tượng nêu trên không diễn ra phổ biến trong thực tiễn, nhưng việc không thụ lý giải quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người tố cáo.
Bên cạnh các hành vi phổ biến nêu trên, việc vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo còn thể hiện dưới các hành vi như: thiếu trách nhiệm, không giải quyết tố cáo; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc tố cáo; ra quyết định giải quyết tố cáo không bằng hình thức quyết định; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo; cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật...
Với thực trạng vi phạm nêu trên, trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã bước đầu xử lý một số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm pháp luật về tố cáo chủ yếu là hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tỷ lệ cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính rất ít, và không được công khai trong các báo cáo định kỳ của đơn vị. Trên thực tế, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vì Luật Tố cáo chưa quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý cụ thể tương ứng, Điều 63, 64, 65 Luật Tố cáo mới chỉ xác định về đối tượng có hành vi vi phạm và nguyên tắc chung về xử lý hành vi vi phạm nên không thực hiện được. Mặt khác, pháp luật về tố cáo hiện hành còn thiếu các quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm. Việc xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo hiện áp dụng theo quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Trong khi đó, pháp luật về tố cáo chưa xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào các công đoạn của quy trình giải quyết tố cáo. Trong
quy trình giải quyết tố cáo có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết: việc tiếp nhận đơn thư (thông qua bộ phận tiếp công dân); xác định thẩm quyền giải quyết; tiến hành thẩm tra, xác minh; tổ chức đối thoại; tham mưu việc ban hành quyết định giải quyết; ban hành quyết định giải quyết tố cáo; tổ chức thi hành quyết định giải quyết tố cáo có hiệu lực pháp luật... Mỗi công đoạn được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau với quy định khác nhau về thẩm quyền, trình tự thủ tục, cũng như trách nhiệm trong quá trình giải quyết. Việc chưa cụ thể hoá được các dạng vi phạm tương ứng với các chủ thể tham gia vào việc giải quyết một mặt dẫn tới cơ quan có thẩm quyền khó xác định trách nhiệm cá nhân, mặt khác cũng không nâng cao được trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết dẫn tới việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm trong giải quyết tố cáo còn hạn chế.
Bên cạnh đó, năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu về công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác giải quyết tố cáo còn yếu về chuyên môn, chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên việc tham mưu trong giải quyết khiếu nại còn chưa chính xác dẫn đến tình trạng đơn thư chuyển lòng vòng, giải quyết không đúng thẩm quyền, chưa đúng trình tự, quy định của pháp luật dẫn đến việc KNTC kéo dài, không được giải quyết dứt điểm. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, giải quyết chưa hết thẩm quyền; chất lượng giải quyết còn nhiều sai sót; cá biệt ở một số địa phương còn xẩy ra tình trạng cố chấp với dân, gây bức xúc; thủ trưởng cơ quan hành chính một số nơi chưa làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, trong khi đó, đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc giải quyết tố cáo ở địa phương còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ nên có những việc để chậm trễ hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến người tố cáo thêm bức xúc. Cá biệt có nơi còn tâm lý ngại va chạm,
né tránh, chỉ quan tâm giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm giải quyết dứt điểm vụ việc [23]. Cán bộ được giao tham mưu giải quyết tố cáo chưa quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đánh giá vụ việc; chưa tiến hành xác minh rõ ràng, cặn kẽ tài liệu, chứng cứ để tham mưu giải quyết dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết chưa đúng, việc thực hiện trình tự, thủ tục chưa đầy đủ. Trong quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện có những vụ việc có sai sót, bất hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn, cần phải chỉnh sửa hoặc áp dụng bổ sung chính sách hỗ trợ... nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ hoặc có tư tưởng bảo thủ, không muốn thay đổi quyết định giải quyết.
2.4.2. Công khai kết quả giải quyết
Mặc dù, pháp luật đã có cơ chế bảo đảm quyền tố cáo của công dân nhưng các hoạt động bảo đảm quyền tố cáo của công dân còn chưa thực sự hiệu quả. Tâm lý của người giải quyết tố cáo còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan trong công tác phối hợp giải quyết đơn tố cáo. Và một số hoạt động bảo đảm quyền tố cáo của công dân cũng như hoạt động bảo vệ người tố cáo còn chưa được thực hiện trên thực tế. Quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo trong hệ thống pháp luật còn mờ nhạt. Xuất phát từ những vướng mắc, khó khăn đó nên chưa có một tổ chức, cá nhân nào bị xử lý kỷ luật vi phạm quyền tố cáo của công dân.