Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tố cáo của công dân từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 92)

thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Từ thực tiễn bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở thành phố Đà Nẵng cho thấy chính quyền thành phố đã hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác giải quyết tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân. Những kết quả trên đã góp phần vào làm diện mạo thành phố thay đổi từng ngày, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, phát triển kinh tế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong công tác giải quyết tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân là bài học rất tốt, có thể triển khai, nhân rộng trong cả nước. Qua đó, chúng ta thấy, muốn bảo đảm quyền tố cáo của công dân thật tốt thì từng cá nhân, tổ chức phải thực hiện các giải pháp sau đây:

3.2.1. Quy định đầy đủ và cụ thể cơ chế thực hiện quyền tố cáo của công dân

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền với sự nỗ lực, phối hợp thực hiện đồng bộ thống nhất của cả hệ thống chính trị và toàn dân. - Tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2012 của Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của

Ban Bí thư; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản khác có liên quan để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp từ quận đến phường, các phòng, ngành chức năng trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn dân theo chức năng, nhiệm vụ của cấp mình.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận. Quan tâm tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp quận, phường trong việc tham mưu và tổ

chức thực hiện, bảo đảm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

- Đẩy mạnh xây dựng thực hiện các chính sách theo quy định của pháp luật để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận.

- Xây dựng quy chế tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo, tố giác tại cơ quan, địa phương, đơn vị; chỉ tiếp nhận đơn thư trực tiếp gửi đến bằng nhiều nguồn, không chấp nhận đơn phản ánh, tố giác, tố cáo khác như: gọi điện, thư điện tử, fax; phân công cụ thể cán bộ chịu trách nhiệm thụ lý, xác minh, không để xảy ra trường hợp bị lộ thông tin của người tố cáo, xử lý nghiêm các trường hợp để lộ lọt bí mật thông tin người tố cáo.

- Chú trọng củng cố, phát huy vai trò của người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị và nhất là UBND các cấp đảm bảo đủ thành phần, ban hành quy chế làm việc để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật phải làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng uỷ, UBND các cấp trong triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai kế hoạch phù hợp với nội dung trong tình hình mới. Thường xuyên cung cấp tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. - Tập trung và chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những

năm qua. Về nội dung tuyên truyền cần cho phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, với lứa tuổi, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương. Về hình thức cần tiếp tục các hình thức tuyên truyền đã thực hiện có hiệu quả trong những

năm qua. Ngoài ra, lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật tại cộng đồng dân cư.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trong nhân dân; khơi dậy tính tích cực trong mỗi người dân, có phương thức tác động làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, cách tiếp cận pháp luật trong nhân dân trên địa bàn quận.

3.2.2. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời và nghiêm túc những tố cáo của công dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân định kỳ theo quy định của Luật Tiếp công dân; tăng cường gặp dân, tổ chức đối thoại, có biện pháp giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để vụ việc trở thành 'điểm nóng' gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Trong đó, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (các văn bản: số 202/TB-VPCP ngày 31/5/2018; số 233/VPCP-V.I ngày 22/1/2018; số 517/VPCP-V.I ngày 23/2/2018; số 7495/VPCP-V.I ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ v.v..) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngay từ đầu mỗi năm, Thường trực HĐND thành phố phải xây dựng lịch tiếp dân trong năm, trong đó phân công cụ thể từng thành viên Thường trực HĐND luân phiên tiếp dân từng tháng tại Phòng Tiếp dân của thành phố. Lịch tiếp dân được thông báo tại Phòng Tiếp dân của thành phố, gửi đến trụ sở UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn để niêm yết công khai và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cho

nhân dân được biết. Việc phân công bộ phận công chức tiếp nhận, tham mưu xử lý đơn tố cáo tại một đầu mối của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố tạo thuận lợi cho việc xử lý, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết đơn của công dân kịp thời, chặt chẽ. Việc phối hợp giữa HĐND và UBND, UBMTTQ, Đoàn Đại biểu Quốc hội trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân phải được quy định cụ thể trong Quy chế phối hợp hoạt động giữa HĐND và UBND, UBMTTQ, Đoàn Đại biểu Quốc hội và được tổ chức thường xuyên, ngày càng chặt chẽ.

Xây dựng hòm thư “nóng” do người đứng đầu cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý; các cá nhân không có thẩm quyền không được tiếp cận; đảm bảo đúng nguyên tắc bảo mật thông tin người tố cáo; chỉ đạo tiến hành xác minh ngay khi tiếp nhận thông tin và trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua tiếp dân, Thường trực HĐND lắng nghe ý kiến của công dân, tiếp thu, giải thích, trả lời rõ ràng theo quy định của pháp luật và tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý nhanh chóng, đúng quy định. HĐND cũng tiếp nhận đơn khiếu nại tố cáo, đề nghị của công dân qua các kênh như đường bưu điện, tiếp xúc cử tri. Thường trực HĐND giao cho bộ phận chuyên môn được phân công theo dõi xử lý đơn và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét, giải quyết, trả lời công dân và báo cáo kết quả giải quyết với Thường trực HĐND. Hội đồng Nhân dân theo dõi chặt chẽ, kịp thời đôn đốc cơ quan được chuyển đơn giải quyết, trả lời công dân đúng thời gian quy định để tránh gây bức xúc cho người dân.

Rà soát, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo kiến nghị của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng gửi Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đặc biệt là trong các ngày diễn ra các sự kiện quan trọng trên địa bàn.. nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, UBND các cấp trên địa bàn cần tổ chức các đoàn công tác để trực tiếp đối thoại, giải thích với công dân về những vụ việc phức tạp có nguy cơ phát sinh thành “điểm nóng”; chú trọng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của chính quyền và sự giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn.

Phát huy vai trò Thủ trưởng các các cấp, ngành cũng cần quan tâm, chủ động gắn công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đối thoại với công dân; tham gia phối hợp để giải thích pháp luật, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người dân thực hiện khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định. Vì vậy, tình hình khiếu kiện đông người đã từng bước được kiểm soát, không phát sinh “điểm nóng”, phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội. Mặt khác, Thanh tra thành phố cũng tích cực hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, cấp huyện triển khai thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phối hợp với các cấp, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức tiếp công dân; đồng thời tập trung rà soát để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.2.3. Tổ chức giám sát và bảo vệ tốt người tố cáo

Hàng năm, HĐND cần thường xuyên tổ chức các cuộc giám sát về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Một số vụ

việc cơ quan chức năng chậm giải quyết, giải quyết không dứt điểm hoặc công dân tiếp tục có đơn đề nghị, khiếu nại, Thường trực HĐND thành phố tổ chức đoàn khảo sát thực tế để làm việc với cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở và trực tiếp lắng nghe người dân, những người liên quan để từ đó có những kiến nghị, đề nghị xác đáng với cơ quan liên quan trong việc xem xét, giải quyết đơn của công dân đảm bảo đúng luật, phù hợp với thực tiễn. Hàng năm trên cơ sở theo dõi kết quả giải quyết đơn của cơ quan chức năng, Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trong các cuộc giao ban để xem xét, thống nhất phương án, giải pháp để giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp hoặc có ý kiến chưa thống nhất về phương án giải quyết.

Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo, không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; thực hiện đúng các quy định về bảo vệ người tố cáo theo Điều 47 Luật Tố cáo năm 2018.

Thời gian qua Ðảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dẫu đã có Luật Tố cáo nhưng công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đó là tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo, không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập. Sự tha hóa về đạo đức, lối sống, thiếu bản lĩnh của cán bộ, đảng viên chuyên trách nhận nhiệm vụ trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, họ dễ bị mua chuộc bằng nhiều hình thức do đó đã lộ lọt thông tin đáng lẽ ra phải được giữ bí mật ra bên ngoài gây nguy hiểm đến tính mạng, thiệt hại tài sản, danh dự nhân phẩm cho người tố cáo. Những hành vi này chưa được phát hiện, xử lý nghiêm phần nào cũng khiến người dân có phần “chùn tay” trong việc thực hiện quyền tố cáo.

Trong Chỉ thị 27, Bộ Chính trị đã chỉ rõ những bất cập, đó là việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm. Cán bộ, đảng viên và người dân còn chưa an tâm, ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập được Chỉ thị nhắc đến nằm ở việc “chủ yếu là do cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu ở không ít nơi chưa quan tâm đến công tác này”.

Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn chưa hoàn thiện, thiếu cụ thể. Công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và những vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo chưa được coi trọng, trong khi những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Thời gian qua cho thấy công tác bảo vệ người tố cáo mặc dù đã được tăng cường, nhưng vẫn có tình trạng ngăn cản, đe dọa người tố cáo làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự xã hội.

Mới đây tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, về những thành công của năm 2018, một trong ba bài học kinh nghiệm được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc đến chính là việc “nhờ có sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên, góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội”.

Thế nhưng chỉ khi nào các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tố cáo của công dân từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)