Lý luận về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền đông nam bộ tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa (Trang 26 - 51)

- Những yếu tố khách quan làm phát sinh tình hình tội phạm khủng bố ở nước ta hiện nay là những yếu tố đang tồn tại trong xã hội ta, song không phụ thuộc vào ý

2.1.Lý luận về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.

VỀ KHỦNG BỐ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Lý luận về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm khủng bố trênđịa bàn miền Đông Nam Bộ. địa bàn miền Đông Nam Bộ.

Để phân tích làm rõ nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm khủng bố ở Đông Nam Bộ trong thời gian qua, tác giả dựa vào lý luận Tội phạm học Việt Nam về nguyên nhân tình hình tội phạm và dựa trên việc phân tích tình hình tội phạm. Theo đó, nguyên nhân điều kiện tình hình tội phạm khủng bố ở Đông Nam Bộ bao gồm 02 nhóm: nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.

2.1.1. Những yếu tố khách quan làm phát sinh tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ

Thứ nhất, mặc dù liên tiếp thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch khủng bố, các phần tử cực đoan trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài cũng như các tổ chức phản động lưu vong chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tìm cách chống phá Đảng và Nhà nước ta; bản chất manh động, bạo lực mang tính khủng bố của chúng là không thay đổi. Dù phương thức, thủ đoạn khủng bố có thay đổi nhưng bọn chúng thường xuyên lôi kéo người vào tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu gây chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, tiến tới lật đổ chế độ chính trị, phô trương thanh thế.

Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra ở nước ta trong thời gian qua, nguy cơ khủng bố ở nước ta là luôn hiện hữu, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị (những ngày lễ lớn, thời gian tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, v.v...). Các đối tượng cốt cán trong các vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân với ý thức chính trị chống phá luôn tìm mọi cách để khủng bố, phá hoại, gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bằng nhiều cách thức đa dạng và rất khó lường.

Thứ hai,tình hình khủng bố trên thế giới cũng như khu vực đã và đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam, cùng với đó là khả năng lan truyền “cảm hứng” rất mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố (quốc tế) về tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng ly khai sắc tộc và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.

Khủng bố (quốc tế) khi xảy ra luôn tác động xấu đến tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới. Hậu quả của khủng bố không chỉ là những thiệt hại vật chất mà còn bao gồm những thiệt hại phi vật chất không thể định lượng. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, một khi khủng bố xảy ra ở bất kì một quốc gia nào cũng đều tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Hiện nay, tội phạm khủng bố quốc tế có xu hướng gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều tổ chức khủng bố quốc tế nguy hiểm vẫn đang hoạt động, trong đó Boko Haram được xem là nhóm khủng bố gây thương vong nhiều nhất trên thế giới. Riêng năm 2014, nhóm khủng bố này làm chết 6644 người. Trong thời gian gần đây, hình thức khủng bố theo kiểu “Con sói đơn độc” (“Lone Wolf Terrorists”) ở các quốc gia phương Tây gia tăng, gây thiệt hại lớn và diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều động cơ phạm tội khác. Rõ ràng khủng bố đang trở thành thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Trong những tháng đầu năm 2016, hàng loạt các vụ khủng bố xảy ra liên tiếp, từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi cho đến Châu Á thể hiện hình ảnh của một thế giới đầy bất ổn. Những gì đang diễn ra với an ninh toàn cầu cùng với đó là những biến đổi nhanh chóng của chủ nghĩa khủng bố chắc chắn sẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng về hoạt động khủng bố, chỉ đứng sau Trung Đông và Nam Á. Việt Nam nằm liền kề với nhiều quốc gia trong khu vực có các tổ chức khủng bố hoạt động mạnh như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. Ở khu vực này hiện đang còn tồn tại các nhóm khủng bố như: các nhóm Hồi giáo cực đoan Jemaah Islamiyah (JI) và Abu Sayyaf... và các nhóm này sẽ tăng cường liên kết, gia tăng các hoạt động khủng bố. Trước tình thế bị tấn công, truy quét mạnh, không loại trừ khả năng các phần tử khủng bố từ những nước này có thể tìm cách xâm nhập Việt Nam trong đó có địa bàn Đông Nam Bộ ẩn náu và mở hướng hoạt

động sang Việt Nam. Thực tế, từ năm 2001 đến nay, đã có hơn 20 đối tượng khủng bố, nghi khủng bố, Hồi giáo cực đoan quốc tế nhập cảnh Việt Nam (xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh) chưa rõ mục đích, đáng chú ý có đối tượng người Hồi giáo quốc tịch Bănglađét vào Việt Nam nhiều lần, có quan hệ, hoạt động tài chính với nhiều đối tượng quốc tịch Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga... nghi vấn liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tình hình người Duy Ngô Nhĩ từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép Việt Nam để đi nước thứ ba diễn biến phức tạp, đến nay ta đã phát hiện 24 vụ, trao trả 242 đối tượng người Duy Ngô Nhĩ cho cơ quan chức năng của Trung Quốc. Đối với những trường hợp này cần thiết lưu ý xử lý, đấu tranh khéo léo, tránh dẫn đến hành động trả thù.

Trong thời gian gần đây, hoạt động khủng bố trên thế giới gia tăng nhất là sự xuất hiện, phát triển nhanh của Nhà nước Hồi giáo tự xung (IS) hoạt động dã man, tàn bạo, đã và đang có những tác động đến công tác phòng, chống khủng bố của Việt Nam. Đáng chú ý là những người tham gia tổ chức khủng bố này cũng theo dòng Hồi giáo Sunni như người Hồi giáo ở Việt Nam, trong khi đó có rất nhiều người Hồi giáo Việt Nam đi du học, hành hương ở nước ngoài, trong đó có Irắc, Sirya. Trước sự truy quét của Mỹ và các nước phương Tây, đối tượng khủng bố IS sẽ trốn sang các nước để ẩn náu và không loại trừ số này sẽ xâm nhập vào Việt Nam bằng đường công khai, hợp pháp dưới danh nghĩa khác nhau. Hoạt động khủng bố của các đối tượng khủng bố quốc tế, nhất là khu vực Đông Nam Á đang tác động mạnh đến an ninh quốc gia Việt Nam, các đối tượng khủng bố có thể xâm nhập Việt Nam để ẩn náu, hoạt động và tấn công vào các mục tiêu tại Việt Nam, qua đó làm tăng nguy cơ khủng bố xảy ra ở nước ta.

Thứ ba, ở khu vực Đông Nam Bộ hiện có khoảng 22.000 tín đồ Hồi giáo, 257 chức sắc và 70 thánh đường, cư trú trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố trong khu vực với ba cộng đồng Hồi giáo chính: Cộng đồng Hồi giáo Chăm, cộng đồng Hồi giáo Mã Lai, cộng đồng Hồi giáo Ấn Độ. Trong thời gian gần đây, tình hình người Hồi giáo

ởĐông Nam Bộ có những dấu hiệu diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an đã phát

bố, Hồi giáo cực đoan quốc tế; nhiều tổ chức, cá nhân Hồi giáo trong nước thường xuyên nhận được tài trợ từ các cá nhân, tổ chức Hồi giáo nước ngoài (để du lịch, học tập giáo lý đạo Hồi, hành hương tới Thánh địa Mécca, thi xướng Kinh Koran ở nước ngoài, tài trợ xây dựng, sửa chữa Thánh đường,...). Hàng năm có hàng trăm người Hồi giáo Việt Nam được tài trợ xuất cảnh đi hành hương tại Thánh địa Mecca, đi du lịch, thăm thân, học tập, đào tạo tại các trường Hồi giáo ở nước ngoài… Chúng ta cũng đã phát hiện một số đường dây chuyên tổ chức cho người Hồi giáo trong nước xuất cảnh ra nước ngoài và người Hồi giáo ở nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là điều kiện thuận lợi để bọn khủng bố có thể lợi dụng tuyên truyền tư tưởng Hồi giáo cực đoan, tuyển lựa, phát triển cơ sở, chân rết ở trong nước hoặc đưa người xâm nhập vào Việt Nam hoạt động khủng bố.

Thứ tư,tại các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ có đối tượng, mục tiêu mà các tổ chức khủng bố quốc tế đang tập trung tấn công, đó là các cơ quan ngoại giao các nước, nhất là Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ ở Việt Nam, các cơ sở kinh tế của nước ngoài, công dân của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Thứ năm, do tác động tiêu cực từ những vấn đề nhạy cảm, phức tạp xảy ra trong khu vực và thế giới, vấn đề an ninh biển Đông và nhất là khi Trung Quốc

công bố “đường lưỡi bò”, lập thành phố Tam Sa cũng như có các hành động khác

gây hấn, xâm phạm chủ quyền, gây bất ổn ở biển Đông. Các thế lực phản động

trong và ngoài nước triệt để lợi dụng tâm lý “chống Trung Quốc” để kích động biểu

tình trái pháp luật, gây rối an ninh, trật tự, từ đó làm nảy sinh “cách mạng màu”,

chuyển từ đấu tranh bất bạo động thành bạo động, bạo loạn dẫn tới các hành vi khủng bố. Mặt khác, Trung Quốc còn triển khai kế hoạch bay thử nghiệm trái phép tới đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hoạt động cực kỳ nguy hiểm của phía Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến an ninh biển đảo, an ninh hàng không và hàng hải của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng ở biển Đông. Các đối tượng phản động lưu vong

người Việt hay các thế lực thù địch sẽ lợi dụng vấn đề này để kích động tư

tưởng“chống Trung Quốc” để lôi kéo người dân tham gia biểu tình, bạo loạn phục

vụ cho các hoạt động khủng bố của chúng.

Thứ sáu, tình hình các loại tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến khủng bố diễn biến phức tạp, tác động đến tình hình tội phạm khủng bố, nhất là hoạt động tàng trữ, buôn bán, vận chuyển chất nổ, chất cháy, chất độc hại ở các địa

phương trong cả nước. Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015, trên

phạm vi cả nước đã xảy ra 119 vụ nổ tại địa phương làm 80 người chết, 235 người bị thương, trong đó có cả vụ nổ mang tính khủng bố nhằm vào lãnh đạo chính quyền địa phương.

Ngoài ra, với sự nảy sinh mang tính tất yếu do mặt trái của cơ chế thị trường, một số mâu thuẫn phát sinh trong xã hội không được chính quyền địa phương phát hiện, giải quyết kịp thời dẫn đến những hành động manh động, mang tính khủng bố, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các loại tội phạm hình sự, tội phạm buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao... vẫn đang diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho các tổ chức phản động lưu vong người Việt hay các thế lực thù địch có thể lợi dụng số tội phạm này làm cơ sở, tay chân để phục vụ các hoạt động khủng bố của chúng từ bên trong.

Thứ bảy, công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thường gặp nhiều khó khăn bởi vì hầu hết các vụ án đều có các đối tượng phạm tội thuộc loại nhân thân đặc biệt. Đây thường là những đối tượng giữ vai trò cầm đầu cốt cán trong các tổ chức phản động lưu vong. Với những bị can thuộc loại này khi bị bắt, giam giữ, điều tra, xử lý các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, đồng thời tìm cách can thiệp sâu vào chủ quyền Việt Nam khi ta bắt, khám xét đối với chúng. Các thế lực thù địch đã phát động những chiến dịch nhóm họp các tổ chức để lên tiếng bênh vực, yểm trợ kẻ phạm tội, đòi ta trả tự do vô điều kiện với số này. Một mặt chúng đòi xem xét hồ sơ, tài liệu đòi đưa luật sư nước ngoài vào biện hộ; thông qua các kênh thông tin như: báo chí, đài phát thanh, qua các tổ chức phi chính phủ để can thiệp. Ngoài ra, các thế lực thù địch không ngớt lời ca ngợi số đối

tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là những người “anh hùng”, là những “chiến sĩ tiên phong đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam”. Điển hình cho đặc điểm này là các đối tượng Son Nguyễn Thanh Điền, Lê Thân, Nguyễn Thị Thu Thủy, Huỳnh Bích Liên, Vannugent Thuan, Foshee Thuong Nguyen (Nguyễn Thương Cúc)... trong vụ Huỳnh Bích Liên cùng đồng bọn hoạt động khủng bố; Nguyễn Quốc Quân trong vụ Nguyễn Quốc Quân cùng đồng bọn hoạt động khủng bố... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Những yếu tố chủ quan làm phát sinh tình hình tội phạm khủng bố trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.

Thứ nhất,những mâu thuẫn xã hội xuất phát từ hạn chế, yếu kém của cơ quan Nhà nước trong quản lý xã hội trên tất cả mọi mặt còn tồn tại, tác động trực tiếp làm phát sinh nguy cơ khủng bố ở khu vực Đông Nam Bộ.

Cấp ủy, chính quyền một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống tội phạm, chưa thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Trung ương, còn có dấu hiệu bao che tội phạm, nhiều vụ việc vi phạm diễn ra trong thời gian dài ở một số địa phương nhưng chỉ được xử lý khi các cơ quan báo chí phản ánh hoặc do các đơn vị ở Trung ương phát hiện, triệt phá. Thêm vào đó, nạn tham nhũng, tiêu cực; tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận của cơ quan công quyền; những sở hở, thiếu sót của các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội cũng như trong việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đã làm phát sinh những mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Nhiều vụ việc tạo ra bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân dẫn đến các hoạt động mang tính chất manh động, khủng bố nguy hiểm.

Khảo sát các vụ án khủng bố không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố là do các đối tượng buồn chán, bế tắc trong đời sống cá nhân hay trong làm ăn kinh tế, nhiều vụ việc có liên quan đến

những thiếu sót, tiêu cực của chính quyền địa phương trong việc quản lý và thực hiện chính sách xã hội (an sinh xã hội, bảo hiểm...) hay chính sách kinh tế nhưng lại không được giải quyết kịp thời, triệt để dẫn đến những bức xúc, mâu thuẫn... làm phát sinh động cơ phạm tội khủng bố.

Rõ ràng, các vụ việc trên đã và đang bị các phần tử phản động và các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để khai thác, lợi dụng để tuyên truyền, kích động, tập hợp và phát triển lực lượng để thực hiện các hoạt động bạo lực.

Thứ hai,công tác phòng, chống khủng bố ở Đông Nam Bộ trong thời gian qua của các cơ quan hữu quan đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.

Cần nhận thức rằng, khủng bố là một loại tội phạm an ninh phi truyền thống, có tính chất quốc tế, nên để đấu tranh phòng, chống hiệu quả loại tội phạm này cần phải có sự tham gia của nhiều chủ thể, nhiều lực lượng và áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, công tác phòng, chống khủng bố hiện nay cũng chỉ chú trọng nhiều về mặt “quân sự” mà chưa chú trọng đến các biện pháp khác về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm về khủng bố trên địa bàn miền đông nam bộ tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa (Trang 26 - 51)