thành công ty Cổ phần
Chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP dựa trên các căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định của pháp luật dân sự, thương mại và các quy định của pháp luật có liên quan trên cơ sở tự nguyện ý chí hoặc quy định theo pháp luật. Tất cả đều dựa trên quyền tự do kinh doanh do pháp luật đã quy định.
Khái niệm kinh doanh được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” (Điều 4, khoản 16).
Khái niệm kinh doanh nhiều khi được xem là đồng nghĩa với khái niệm hoạt động thương mại hay hành vi thương mại. Điều 3, khoản 1, Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Tuy nhiên hai khái niệm này được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Thương mại năm 2005 có điểm khác nhau, mặc dù có thể nói doanh nghiệp hay công ty là một chế định lớn và quan trọng của ngành luật thương mại.
Có thể có nhiều cách nhìn nhận về quyền tự do kinh doanh nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở pháp lý mà pháp luật quy định. Cơ bản đây là một quyền hiến định mà pháp luật cho phép cá nhân/tổ chức được lựa chọn việc tạo lập, vận hành, thay đổi và chấm dứt doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ trong đó bao gồm quyền chuyển đổi loại công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP.
Lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hóa, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”.
Quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh được chi tiết trong Luật đầu tư 2014 như: Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
Tại điều 7 Luật Doanh nghiệp 2104 quy định Quyền của họ: “Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”.
Trên cơ sở pháp luật quy định rõ ràng về quyền tự do kinh doanh của cá nhân/tổ chức, chúng ta có thể nhận thấy Nhà nước ngày càng có cơ chế mở cửa, mở rộng các quyền trong quyền tự do kinh doanh trong điều kiện khuôn khổ cho phép nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội thông qua phát triển, tạo bước đệm để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tham gia thị trường và tiến bộ.
tích hợp bởi nhiều quyền khác nhau, hay được tạo lập trên căn bản của nhiều quyền khác nhau. Tuy nhiên doanh nghiệp nằm ở vị trí trung tâm của quyền tự do kinh doanh, bởi công ty là một phương tiện kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế thị trường và chế độ tự do kinh doanh.
Chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP cũng là một phần của quyền tự kinh doanh được pháp luật ghi nhận cũng là sự lựa chọn của chủ thể kinh doanh nhằm tối ưu hóa những lợi ích khi có thay đổi cơ cấu trên cơ sở ý chí của các thành viên trong công ty hoặc theo quy định của pháp luật. Với nội dung quyền tự do kinh doanh, chuyển đổi hình thức công ty mang lại cho chủ thể một phương tiện mới – một phương thức tổ chức kinh doanh mới phù hợp với quy mô, khả năng tài chính, mục tiêu... của chủ thể.