thành viên trở lên thành công ty Cổ phần
Một công ty bất kỳ, từ khi được “khai sinh” cho đến khi “khai tử”, luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ mang tính chất tất yếu này thuộc phạm vi quản lý hành chính Nhà nước về doanh nghiệp.
Về hình thức, chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành mang bản chất thay đổi kết cấu tổ chức của pháp nhân. Ở đây chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP cũng chỉ làm thay đổi hình thức thể hiện ra bên ngoài của pháp nhân mà không làm ảnh hưởng đến tư cách của pháp nhân đó – công ty CP. Nếu chỉ nhìn nhận ở giác độ hình thức thì có lẽ pháp luật không cần đặt ra các điều kiện về chuyển đổi hình thức công ty.
Tuy nhiên, xét về nội dung, chuyển đổi hình thức công ty ảnh hưởng đến hai vấn đề lớn, đó là: Quyền lợi hợp pháp của thành viên công ty và quan hệ giữa các thành viên với nhau và với công ty; và Quyền lợi hợp pháp của người
thứ ba (trật tự công, người lao động, chủ nợ...). Đây là những vấn đề mà pháp luật buộc phải bảo vệ và quyền được bảo vệ của các chủ thể trong trường hợp này cũng là quyền hiến định. Để đảm bảo mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, thực tế hơn là để bảo vệ được các đối tượng nêu trên, pháp luật phải đặt ra các điều kiện và thủ tục chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP cụ thể.
1.6.1 Điều kiện chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành
công ty Cổ phần
Việc chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP phải trên nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật và không được chống lại trật tự công cộng, không trái đạo đức xã hội, không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ nợ. Do đó chúng ta cần phải xem xét các điều kiện sau.
Thứ nhất, các thành viên công ty phải góp đủ vốn trước khi chuyển đổi.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với công ty TNHH thì giới hạn trách nhiệm của các thành viên bằng số vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập công ty hoặc trong quá trình vận hành công ty. Giới hạn trách nhiệm này được công khai hóa đối với người thứ ba bằng việc đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nghĩa vụ góp đủ vốn của các thành viên là bắt buộc theo quy định của pháp luật, các thành viên phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các thành viên góp vốn để hoạt động kinh doanh thì pháp luật có thể không quan tâm điều chỉnh, nhưng việc góp vốn theo giới hạn trách nhiệm đã đăng ký thì luôn được chú ý vì nó có ý nghĩa trong việc bảo vệ người thứ ba tham gia giao dịch với công ty và các nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.
Việc chuyển đổi hình thức công ty luôn tiềm ẩn sự ảnh hưởng đến người thứ ba, do vậy, việc quy định bắt buộc thành viên hoàn thành nghĩa vụ trước khi công ty thực hiện việc chuyển đổi là điều rất quan trọng. Nhưng hiện tại Luật Doanh nghiệp 2014 còn bỏ ngỏ, chưa có chế định về vấn đề này.
Thứ hai, công ty phải thanh toán hết các khoản nợ. Hiện tại Luật Doanh
nghiệp 2014 không quy định việc các thành viên công ty TNHH hai thành viên phải góp đủ vốn mới được chuyển đổi bởi pháp luật Doanh nghiệp có quy định việc công ty chuyển đổi kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi. Vậy nên dù công ty TNHH hai thành viên trở lên đã góp đủ vốn hay chưa thì vẫn được chuyển đổi sang công ty CP. Theo tác giả thì chúng ta cần siết chặt quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói chung và chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP nói riêng đối với trường hợp các thành viên chưa góp đủ vốn thông qua việc bắt buộc công ty phải chứng minh được các thành viên đã góp đủ hoặc có cơ chế để công ty cam kết sẽ góp đủ trong thời hạn nhất định sau khi chuyển đổi.
Thứ ba, việc chuyển đổi hình thức công ty phải xem xét đến quyền lợi của
thành viên. Trước khi chuyển đổi loại hình thì các thành viên phải họp và thỏa thuận với nhau về các quyền, nghĩa vụ của họ trước và sau khi chuyển đổi sang công ty CP. Nhưng không phải hầu hết các thành viên công ty đều đồng nhất các quan điểm như trên và phân chia lợi ích cũng như cơ cấu trong công ty mới sau thực hiện việc chuyển đổi. Hơn nữa, đối với trường hợp chuyển đổi hình thức công ty theo lựa chọn mà việc quyết định không theo nguyên tắc nhất trí mà theo một tỷ lệ nhất định thì, thành viên có thể buộc phải chấp nhận việc chuyển đổi mặc dù không biểu quyết thông qua. Bởi lẽ quyết định của Hội đồng thành viên chính là một sự thỏa thuận tạo lập nên một hậu quả pháp lý, mà thỏa thuận này
không cần sự thống nhất ý chí của tất cả những người sở hữu phần vốn góp. Hiệu lực của Biên bản họp, quyết định của Hồi đồng thành viên phụ thuộc vào quy định của pháp luật về tỷ lệ biểu quyết của các thành viên. Theo đó, pháp luật cần quy định về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định chuyển đổi hình thức công ty đối với trường hợp chuyển đổi tự nguyện chứ không đánh đồng chung với tỉ lệ biểu quyết thông qua đối với các vấn đề khác của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tỉ lệ biểu quyết được thông qua đối với nghị quyết của HĐTV “được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành”.
Thứ tư, việc chuyển đổi phải quan tâm tới quyền, lợi ích của người lao động. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức công ty nói chung thường dẫn đến với việc thay đổi quy mô sản xuất, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh... những thay đổi này luôn ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và lớn hơn là vấn đề an sinh xã hội. Người lao động là người có địa vị yếu thế trong công ty nên khi có sự thay đổi đột ngột về cơ cấu tổ chức của công ty có thể họ sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều nên chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo người lao động vẫn được làm việc và quyền lợi không bị xâm phạm.
Thứ năm, việc chuyển đổi phải bảo đảm số lượng cổ đông theo quy định
của Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít hơn ba thành viên mà muốn chuyển đổi thành công ty CP thì các thành viên công ty phải xem xét đến việc kết nạp thêm ít nhất một thành viên để đảm bảo điều kiện số lượng cổ đông sau khi chuyển đổi.
1.6.2 Trình tự thủ tục chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên
Việc quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi công ty là rất cần thiết bởi thực hiện theo thủ tục luật định chính là việc công khai hóa việc chuyển đổi đối với người thứ ba và đặc biệt là để xác định tính hợp pháp của việc chuyển đổi, qua đó đặt ra các chế tài phù hợp. Để quy định về thủ tục chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành CP một cách phù hợp, chúng ta cần: (i) xác định chính xác căn cứ pháp lý – chuyển đổi do tự nguyện hay chuyển đổi bắt buộc bởi pháp luật, bởi lẽ, việc chuyển đổi trước hết phải xuất phát từ một căn cứ cụ thể; (ii) các căn chứng minh đã đảm bảo các điều kiện luật định; và (iii) văn bản thể hiện ý chí chuyển đổi sang hình thức công ty CP của các thành viên.
Thứ nhất, căn cứ chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP: Đối với trường hợp chuyển đổi tự nguyện, việc chuyển đổi hoàn toàn do sự quyết định của HĐTV công ty thông qua. Đối với trường hợp chuyển đổi bắt buộc, căn cứ chuyển đổi chính là sự kiện pháp lý làm thay đổi kết cấu công ty dẫn đến công ty không đáp ứng được các điều kiện bắt buộc mà nhà lập pháp đã đề ra. Trường hợp này là khi công ty TNHH muốn kết nạp thêm thành viên nhưng việc kết nạp thêm thành viên mới vượt quá 50 thì không còn phù hợp đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên nữa bởi Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên “số lượng thành viên không vượt quá 50” mà trong khi đó công ty CP thì không quy định tối đa, nên đối với trường hợp này công ty bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty CP.
Thứ hai, các căn cứ chứng minh chuyển đổi và văn bản thể hiện ý chí chuyển đổi sang hình thức công ty CP của các thành viên: Để có cơ sở thay đổi đăng ký kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải có đầy đủ các căn cứ chứng mình như: Biên bản họp, Quyết định hợp lệ của
HĐTV thông qua việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; các tài liệu khác như thông Giấy đề nghị thành lập công ty CP trên cơ sở chuyển đổi do người đại diện theo pháp luật của công ty ký, các chứng từ thể hiện việc chuyển nhượng vốn hoặc đã góp đủ vốn của các thành viên trong công ty…
Theo khoản 2, Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này”.
Sau khi công ty họp và thông qua phương án chuyển đổi sang công ty CP và trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện Luật Doanh nghiệp 2014 thì nộp hồ sơ thay đổi đến phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, hồ sơ bao gồm như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
3. Điều lệ;
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
4.2 Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và văn bản ủy quyền tương ứng; Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
4.3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư;
5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp;
6. Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
7. Bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
8. Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ; hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Công ty thực hiện thủ tục chuyển đổi phải nộp phí, lệ phí nhà nước theo quy định.