Bản chất của việc chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên thành công ty CP là sự kiện pháp lý chuyển hình thức từ công ty này sang công ty khác. Công ty CP ra đời không phải công ty hoàn toàn mới như lúc đầu các thương nhân đặt những “viên gạch” nền móng đầu tiên cho “ngôi nhà” công ty. Công ty TNHH mặc dù chấm dứt hoạt động, nhưng đây không phải chấm dứt như giải thể hay phá sản, nó rất đặc biệt, bởi nó không làm làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ mà nó đã tạo lập ra trong quá trình hoạt động trước đấy. Trong một số trường hợp việc khai sinh ra công ty CP trên cơ sở chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể có tác động đến các chủ thể mà pháp luật cần bảo vệ. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và các chủ thể pháp luật khác là nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy chúng ta đặt ra vấn đề bảo vệ người thứ ba do chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Mục đích chính của việc quy định các điều kiện, thủ tục chuyển đổi như đã nêu nhằm để bảo vệ các đối tượng, các giá trị nhất định. Khi đặt ra các điều kiện, thủ tục, thì nhà làm luật phải tính đến việc kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thì người đăng ký phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai gian dối, chưa đúng sự thật hoặc chủ nợ không thể phát hiện. Vậy nên, bên cạnh những giải pháp nhằm bảo vệ cộng đồng và các chủ nợ, cũng như người lao động bằng cách đưa ra các điều kiện chuyển đổi hình thức công ty và áp đặt thủ tục buộc công ty chuyển đổi phải tuân thủ, pháp luật còn đưa ra các chế tài và cơ chế áp dụng chế tài với tính cách là các biện pháp bảo vệ người thứ ba trong việc chuyển đổi hình thức công ty.
không đủ tiêu chuẩn bởi nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới trật tự công cộng, đạo đức xã hội và các chủ nợ, cũng như người lao động. Nhưng hiện tại pháp luật Doanh nghiệp của chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này vì vậy thực tế chế tài này không phát huy được khả năng của mình để bảo vệ người thứ ba do tác động của việc chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. Công ty CP sau chuyển đổi có thể bị vô hiệu. Và hậu quả pháp lý trực tiếp của việc vô hiệu là khôi phục lại tình trạng pháp lý của công ty TNHH hai thành viên như cũ. Căn cứ để tuyên vô hiệu là việc chuyển đổi không thỏa mãn các yêu cầu có hiệu lực theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để bảo vệ tốt hơn cho người thứ ba do tác động của việc chuyển đổi hình thức công ty này đòi hỏi pháp luật phải đưa ra các quy định tương đối cụ thể về các trường hợp chuyển đổi, điều kiện, trình tự, nhất là các điều cấm, bởi công ty sau chuyển đổi tới có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô toàn bộ. Việc xác định vô hiệu thông qua chế tài Tòa án để bảo vệ người thứ ba.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày một cách khái quát các vấn đề lý luận và pháp luật chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP là một chế định thay đổi hình thức công ty mang tính pháp lý, là một trong những lựa chọn hình thức tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp khi các thành viên công ty xét thấy cần thiết, phù hợp với năng lực tài chính, điều kiện, mục tiêu và có sư thống nhất về ý chí nhằm đưa công ty của mình ngày càng phát triển đi lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng như tự tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bởi mục đích của kinh doanh chính là tìm kiếm lợi nhuận.
Chuyển đổi hình thức từ công ty mang ý nghĩa tích cực trong thúc đẩy nội tại doanh nghiệp phát triển, góp phần làm gia tăng giá trị đóng góp vào nền kinh tế chung của quốc gia, đồng thời cũng tạo nên hành lang pháp lý an toàn cho các thành viên công ty bởi công ty CP sau khi được chuyển đổi sẽ mặc nhiên được kế thừa các quyền mà đặc biệt là các quyền mà thực tế khó có thể chuyển giao giữa các chủ thể. Hơn nữa so với việc thành lập ra công ty mới đồng thời vẫn tiếp tục vận hành công ty cũ hoặc thành lập công ty mới và chấm dứt hoạt động của công ty cũ giúp cho các nhà thành viên công ty tiết kiệm được thời lượng rất lớn, tiết kiệm được chi phí về tài chính, trong đó có cả các chi phí về thuế.
Tự do kinh doanh là nền tảng cho sự lựa chọn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói riêng và cho các lựa chọn khác trong kinh doanh của doanh nghiệp mà pháp luật đã thừa nhận và bảo vệ. Tự do kinh doanh có phạm vi rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động thương mại, kinh doanh nhưng tự do ở đây phải trong khuân khổ pháp luật cho phép là không trái đạo đức, xã hội.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển đổi thành công ty CP do tự nguyện, thống nhất ý chí của các thành viên công ty hoặc do pháp luật quy định bắt buộc (bắt buộc khi số lượng thành viên mà công ty kết nạp vượt quá 50).
Công ty CP hình thành do chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của mình, công ty CP sẽ tự động kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH hai thành viên trở lên trước đây
Công ty CP hình thành sau khi chuyển đổi có thể gây tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba, họ có thể là cộng đồng, các chủ nợ, cũng như người lao động. Vì vậy pháp luật cần có các chế tài để đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ, trong trường hợp có vi phạm về trình tự, thủ tục trong
chuyển đổi thì phải khôi phục lại tình trạng pháp lý ban đầu – khôi phục lại công ty TNHH hai thành viên trên cơ sở tuyên vô hiệu của Tòa án có thẩm quyền.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT
DOANH NGHIỆP NĂM 2014
2.1 Thực trạng pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cùng với thăng trầm của xã hội, các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trưởng thành và vươn lên mạnh mẽ, ở mỗi thời kỳ với các quy định pháp luật Doanh nghiệp một khác nhau để phù hợp với tình hình hiện tại, đổi mới thì các quy định của pháp luật về doanh nghiệp ngày càng cải tiến giúp cho các doanh nghiệp có môi trường phát triển.
Các quy định của pháp luật ngày càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, cũng là tao ra sân chơi lành mạnh nhưng không kém tính cạnh tranh để các doanh nghiệp cọ sát và cũng là cơ hội thể hiện bản lĩnh, năng lực của các nhà đầu tư trong một sân chơi chung.
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 là một điều tất yếu, khắc phụ được nhiều nhược điểm, mở ra thời kỳ hưng thịnh của các công ty, trải qua nhiều năm áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 đã chứng minh được điều ấy nhưng bên cạnh đó cũng không thể không có những khiếm khuyết mà các nhà lập pháp cần hoàn thiện hơn nữa ở dự luật Doanh nghiệp sắp tới. Luật Doanh nghiệp 2014 ngoài việc điều chỉnh các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thì còn điều chỉnh chuyển đổi hình thức công ty, điều chỉnh việc chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP đang được áp dụng trong cuộc sống, và đang nhận được những phản hồi từ cuộc sống hàng ngày về những ưu và khuyết điểm của chúng.
2.1.1 Quy định quyền tự do chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần
Quyền tự do kinh doanh là một quyền rộng bao gồm các quyền khác liên quan đến việc kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, cơ cấu, tổ chức doanh nghiệp…của các thương nhân, doanh nghiệp.
Tự do chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP cũng là quyền tự do kinh doanh của công ty - là quyền cơ bản trong phạm vi quyền kinh tế được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Về nguyên tắc, theo các quy định này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh – được lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi khởi nghiệp cũng như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Nhưng, thực tế chính những quy định này cũng đã tạo ra không ít những hạn chế, bởi chính những nhà lập pháp – những người quyết định thông qua những quy định này và rồi lại cụ thể hóa nó theo kiểu “khua chiêng, gõ trống” hoặc làm cho nó không đảm bảo tính lôgic trong một chỉnh thể đang hiện hữu. Để đi sâu vào các quy định của pháp luật Doanh nghiệp về chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên trở lên, tác giả sẽ đi vào phân tích, đánh giá theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
2.1.2 Quy định về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên thành công ty
Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
thành viên có thể chuyển đổi thành công ty CP theo một trong các trường hợp như sau:
Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác: Trường hợp này công ty TNHH hai thành viên giữ nguyên cơ cấu vốn, thành viên sau khi chuyển đổi. Khi các thành viên công ty xem xét và quyết định không không kết nạp them thành viên, không tăng vốn nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện công ty có ít nhất ba thành viên trở lên sẽ là một trong những trường hợp được phép chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn: Trường hợp này các thành viên công ty sẽ tăng lên, đồng thời vốn hóa của công ty sẽ có thay đổi sau công ty CP được hình thành, đồng nghĩa cơ cấu tổ chức và tỉ lệ vốn của các thành viên hiện tại sẽ có sự biến động, kèm theo đó cũng thay đổi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên trong công ty CP sau này.
Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác: Khi các thành viên hoặc một trong các thành viên công ty muốn chuyển sang loại hình công ty CP đồng thời tăng thêm thành viên mới thì có thể lựa chọn là bán bớt một phần vốn góp hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho tổ chức/cá nhân khác trên cơ sở thống nhất ý chí của các thành viên hiện tại của công ty, đồng nghĩa với việc phạm vi ảnh hưởng và chi phối hoạt động của công ty mới đối với các thành viên chuyển nhượng vốn sẽ giảm theo tỉ lệ vốn họ còn sở hữu.
Ngoài các phương án như trên, các thành viên của công ty có thể kết hợp các phương án đó cùng nhau tùy theo nhu cầu, mục đích, ý chí của các thành
viên những vẫn đảm bảo được quyền lợi ích của mình đồng thời không trái các quy định của pháp luật. Đây là sự kết hợp linh động nhằm tạo ra thế chủ động, định hướng phát triển cho các công ty muốn cơ cấu lại thông qua việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP.
Sau khi lựa chọn được phương án chuyển đổi phù hợp, công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sự hình thành công ty CP mới sẽ làm cho Công ty chuyển đổi – công ty TNHH hai thành viên trở lên đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Chi tiết, cụ thể cho các trường hợp chuyển đổi ở trên, Nghị định 78/2015/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp tại khoản 4, 5 Điều 25 quy định rõ để chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP thì HĐTV phải họp và đưa ra quyết định, cũng như phương án chuyển đổi bắt buộc ghi nhận bằng hình thức Quyết đinh và biên bản họp về việc chuyển đổi công ty sang công ty CP. Trong trường hợp có chuyển nhượng một hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên mới thì phải có HĐ chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư – trong trường hợp kết nạp thêm thành viên mới mà thành viên này sẽ góp vốn thêm vào công ty. Kèm theo hồ sơ hợp lệ phải có giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty CP – đăng ký cấp trên cơ sở chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên, điều lệ công ty, danh sách cổ đông, các giấy tờ chứng minh
tư các cổ đông (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, giấy phép hoạt động đối với cổ đông là tổ chức).
Xét một cách đơn thuần, các quy định này đã tạo ra sự thông thoáng đảm bảo quyền tự do chuyển đổi hình thức công ty. Chỉ cần một quyết định của hội đồng thành viên là có thể chuyển đổi hình thức công ty. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy có rất nhiều vấn đề bất cập:
Thứ nhất, pháp luật không quy định cụ thể về điều kiện chuyển đổi, dẫn
đến không ít các khó khăn khi thực hiện và quyền lợi của người thứ ba luôn có nguy cơ bị xâm hại. Trong trường hợp các thành viên chưa góp đủ vốn nhưng vẫn có thể chuyển đổi sang công ty CP là một bất cập, chúng ta không đưa ra cơ chế trực tiếp điều chỉnh vấn đề này nên các công ty có thể khai gian dối, không trung thực. Việc chưa góp đủ vốn mà vẫn cho phép chuyển đổi, khi đã chuyển đổi xong hình thức công ty thay đổi, nếu công ty có những khoản nợ hay nghĩa vụ thì có khả năng sẽ thay đổi bản chất pháp lý – không còn ràng buộc trách nhiệm của thành viên đối với công ty, theo đó quyền lợi của người thứ ba luôn có nguy cơ bị xâm phạm.
Thứ hai, đối với chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên trở