về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty
tăng về số lượng cũng như tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các thương nhân, nhà đầu tư tham gia vào thương trường một cách hiệu quả. Bên cạnh đó những quy định về chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và đặc biệt là quy định về chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP đã góp phần đảm bảo cho nhà đầu tư quyền tự do kinh doanh, qua đó tạo ra nhiều giá trị về kinh tế. Tuy nhiên, chế định này vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế như đã được nêu trên. Do vậy, không thể không tìm hiểu nguyên nhân chính của những hạn chế này nếu muốn đưa ra những ý kiến đóng góp để cải thiện môi trường kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đưa ra các nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, các nhà làm luật chưa xác định rõ nét bản chất pháp lý về phần
vốn góp – công ty TNHH hai thành viên trở lên và cổ phần – công ty CP. Đối với cổ phần, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi cổ đông đăng ký mua khi thành lập công ty đã thanh toán. Căn cứ xác lập thực chất là giao dịch mua bán, điều này thể hiện rõ ngay cả trường hợp thành lập công ty mới, bởi lẽ đối với cổ đông sáng lập để sở hữu cổ phần cũng phải thanh toán theo cam kết mua khi đăng ký thành lập công ty căn cứ theo khoản 1,2 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014. Đối với phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, quyền sở hữu được xác lập theo cam kết góp và thời điểm xác lập là khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – “là tổng giá trị phần vốn góp các
thành viên cam kết góp vào công ty”, đồng thời phải góp đủ vốn trong thời hạn
90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong Luật doanh nghiệp với quy định rằng thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số đương nhiên mất tư cách thành viên nếu chưa góp hoặc có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp hoặc phần vốn
góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014. Nhưng trong thực tế rất nhiều công ty không thực hiện đúng quy định của nhà nước về góp vốn, mặc dù chưa góp đủ vốn nhưng sau đó vẫn có thể đường đường chính chính chuyển nhượng vốn hoặc tiếp nhận thêm người góp vốn để chuyển đổi sang loại hình công ty CP, Luật không quy định về quy trình, trình tự thủ tục góp vốn cụ thể cũng không có cơ chế giám sát và quản lý việc này nên còn tạo ra lỗ hổng để các công ty TNHH hai thành viên trở lên lợi dụng để chuyển đổi thành công ty CP. Đồng thời khi chuyển đổi thành công ty CP các cổ đông hiện nay không góp thêm đồng nào hoặc góp không đủ số tiền đã cam kết nhưng để đảm bảo điều kiện vốn pháp định thì công ty không làm thủ tục điểu chỉnh vốn điều lệ theo quy định mà ngang nhiên, bất chấp để nguyên vốn như vậy nhưng nhà nước cũng không có cơ chế hữu hiệu để quản lý vấn đề này nên khi công ty phá sản hoặc có các khoản nợ thì người thứ ba sẽ rất rủi ro bởi công ty hoàn toàn không có hoặc không đủ khả năng để thanh toán cho các nghĩa vụ của mình. Thêm vào đó các nhà lập pháp chưa làm rõ giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty khi đã đăng ký, cam kết góp vốn. Việc đăng ký, cam kết góp vốn là hành vi pháp lý tuyên bố ý chí một cách công khai đối với người thứ ba về giới hạn trách nhiệm của mình. Do vậy, các quy định về điều kiện chuyển đổi không thể bỏ ngỏ và phải ngăn chặn được hành vi lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm hoặc từ bỏ trách nhiệm của thành viên công ty.
Thứ hai, các tranh chấp về chuyển đổi loại hình công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP tương đối ít và chủ yếu trên cơ sở thương lượng giữa các bên nên Tòa án chưa có nhiều cơ hội để giải quyết.
tác động của chuyển đổi hình thức công ty nói chung và chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP nói riêng nên có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Thiết nghĩ chúng ta nên chưa đặt ra các điều kiện chuyển đổi cụ thể, mà điều kiện chuyển đổi chính là “tấm thẻ bài” có nhiệm vụ ngăn ngừa sự gây ảnh hưởng của việc chuyển đổi đến các chủ thể, giá trị cần bảo vệ.
Thứ tư, các nhà làm luật chưa thực sự thể hiện rõ ràng về căn cứ chuyển
đổi hình thức công ty. Chuyển đổi hình thức công ty là một quá trình đặc biệt, bởi điểm xuất phát của chuyển đổi, cũng như điểm đến của chuyển đổi đều là công ty, nhưng chỉ khác nhau về hình thức. Thực chất việc chuyển đổi này một giao dịch dân sự. Trong công ty điều lệ công ty được xem là “Hiến pháp” của công ty đó - là bản cam kết giữa những thành viên công ty với nhau có thể sửa đổi, bổ sung theo ý chí của các thành viên nhưng trong phạm vi pháp luật cho phép. Chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP thực chất là sửa đổi các thỏa thuận ban đầu của những thành viên tạo lập nên công ty hay sửa đổi ý chí đơn phương tạo lập nên công ty. Sự sửa đổi này có thể bởi tự nguyện hoặc do pháp luật bắt buộc. Trường hợp chuyển đổi tự nguyện thì các bên tự mình quyết định việc xác lập giao dịch hoặc ý chí đơn phương để thay đổi giao dịch hoặc ý chí đơn phương ban đầu. Căn cứ theo giao dịch hoặc ý chí đơn phương được thay đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới tạo ra một công ty CP. Từ đó cho thấy căn cứ pháp lý của trường hợp chuyển đổi này chính là giao dịch hoặc ý chí đơn phương mà thành viên hoặc các thành viên công ty đã xác lập để thay đổi giao dịch trước đó; Trường hợp chuyển đổi bởi pháp luật là việc pháp luật quy định bắt buộc công ty phải chuyển đổi hình thức khi có điều kiện luật định
– công ty TNHH hai thành viên trở lên vượt quá 50 thành viên.
Khi chúng ta xác định đúng đắn căn cứ chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP đồng thời giúp cho việc giải quyết thủ tục chuyển đổi hình thức công ty được đúng đắn giảm thiểu được các tranh chấp giữa các thành viên công ty.
Tiểu kết chương 2
Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế của chúng ta ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Kể từ khi gia nhập WTO, chúng ta đã và đang xây dựng hành lang pháp lý tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia thị trường thông qua các doanh nghiệp. Chính sách pháp luật của chúng ta ngày càng được hoàn thiện hơn, đã và đang kích cầu cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Từ Khi Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời và thay thế Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó, quy định về chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công công ty CP đã được các nhà làm luật quan tâm đáng kể. Điều này cho thấy nhận thức về việc mở rộng quyền tự do kinh doanh đã được Đảng và Nhà nước ta có định hướng đúng đắn nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta có thể đánh giá rằng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 nói chúng đã có nhiều cải tiến đáng ghi nhận trong đó có quy định về chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. Tuy nhiên, các quy định này vẫn mang tính chung chung dẫn đến việc ban hành vác văn bản quy phạm có hiệu lực thấp hơn chưa thực sự đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nhân dân và có thể gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Các quy định về chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP còn chung chung, trừu tượng. Việc chuyển đổi này chỉ được quy định tại điều 196 Luật Doanh nghiệp và được chi tiết về thành phần hồ sơ theo Điều 25 Nghị Định 78/2015/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp nhưng trong Điều 196 Luật Doanh nghiệp quy định chung cho công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên), thiết nghĩ điều này cần được tách bạch rõ rang ở hai điều luật khác nhau tránh việc tiếp cận và hiểu chưa đúng về quy định, gây nên khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi.
Luật Doanh nghiệp 2014 chưa có quy định đầy đủ về điều kiện chuyển đổi chuyển đổi hình thức từ TNHH hai thành viên thành công ty CP, đặc biệt về việc góp vốn và chưa có cơ kế kiểm tra, giám sát việc góp vốn để xem xét công ty đã góp đủ như quy định hay chưa rồi mới có cơ sở để cho phép chuyển đổi nên dẫn đến việc bảo vệ lợi ích của người thứ ba và trật tự công khó có thể được đảm bảo. Thêm vào đó chúng ta cần phải có các quy định rõ ràng hơn trong việc cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi và có kết hợp việc bán hoặc nhận góp thêm vốn của nhà đầu tư Việt Nam để nhằm bảo vệ được tốt hơn cho các nhà đầu tư Việt Nam trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài chưa góp đủ vốn nhưng lợi dụng kẽ hở của pháp luật mà đạt được mục đích.
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY
TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY
3.1 Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần
Những nhược điểm của chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý nhà nước và phát triển xã hội. Những nhược điểm này sẽ tạo nên sự khó khăn trong việc chuyển đổi loại hình công ty, đồng thời tạo nên những kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng để có những mục đích khác làm sai đi bản chất của việc chuyển đổi từ đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chính các thành viên công ty và những người thứ ba khác. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp, phương hướng hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2014 và từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật vào quá trình chuyển đổi hình thức công ty sao cho đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, thương nhân nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không gây ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện pháp luật Doanh nghiệp về chuyển đổi
hình thức công ty nói chung và chuyển đổi hình thức công ty từ TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP nói riêng đồng thời gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền. Chúng ta có thể hiểu, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước thượng tôn pháp luật và bảo đảm dân chủ. Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền
“của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” đã chính thức được ghi nhận ở Hiến Pháp 1992 và các bản Hiến pháp sau này. Chúng ta muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì trước hết phải xây dựng được nền tảng dân chủ và chế độ quản lý bằng pháp luật, ở đó được công dân phải được làm những gì mà pháp luật không cấm, chỉ khi như vậy nền kinh tế chúng ta mới thực sự phát triển.
Thứ hai, xác định đúng mức và giới hạn các lợi ích của doanh nghiệp và
xã hội. Chúng ta quan tâm nhiều đến nghiên cứu các cách thức để Nhà nước có thể can thiệp đến quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong xã hội mà quên mất cũng cần phải áp dụng sao cho tương xứng đến những bất cập hoặc hiệu quả của việc can thiệp. Trong bối cảnh, Việt Nam đang và đã và sẽ ngày càng gia tăng sự hội nhập với quốc tế, nhưng nếu chúng ta không tạo ra cơ chế điều chỉnh hợp lý cho nền kinh tế thị trường mà trong đó pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội thì sẽ khó trong việc tiếp cận thị trường cũng như là thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam bởi họ thành lập công ty và phát triển nó cũng nhằm mục đích duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ ba, đảm bảo quyền tự do ý chí trong kinh doanh của cá nhân/tổ chức
tham gia hoạt động kinh doanh. Khi tham gia vào thương trường, để phát huy hết khả năng kinh doanh của các nhà đầu tư, chúng ta phải có cơ chế đảm bảo được ý chí của họ phải được tự do, phải được tự quyết định về phương án, cách thức kinh doanh cũng như tự do ý chí xây dựng, quản lý, vận hành và tái cơ cấu công ty khi có nhu cầu… Những vấn đề này cũng phải được ghi nhận trong trường hợp công ty chuyển đổi loại hình công ty. Sự tự do ý chí nhưng trong phạm vi, khuôn khổ pháp luật cho phép và không trái đạo đức xã hội.
lên thành công ty CP, đồng thời hoàn thiện các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác và cùng lúc phải gắn với hoàn thiện pháp luật về công ty. Chuyển đổi loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP là một bộ phận cấu thành của pháp luật công ty. Việc chuyển đổi hình thức này chỉ có thể thực hiện trên căn bản các hình thức công ty đã được định hình và có quy chế pháp lý rõ ràng. Vì vậy không thể có pháp luật chuyển đổi hình thức công ty nếu không có pháp luật quy định về các hình thức công ty. Khi công ty phát triển qua từng giai đoạn và định hướng của những nhà đầu tư, vì mục đích nào đó họ có nhu cầu chuyển đổi sang công ty CP nhằm đưa công ty phát triển hơn nữa qua việc tái cơ cấu lại tổ chức thay vì chấm dứt công ty TNHH để thành lập công ty CP thì việc chuyển đổi này góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao của mọi người, đồng thời tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm bớt áp lực cho xã hội.
Thứ năm, đồng bộ về chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành
viên thành công ty CP với các chuyển đổi hình thức công ty khác với nhau và gắn với đồng bộ pháp luật về hợp đồng. Như chúng ta đã biết, công ty hình thành là hành vi pháp lý trên cơ sở bản chất là hợp đồng giữa các bên tham gia