Thực tiễn chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 62 - 67)

thành công ty Cổ phần ở Việt Nam hiện nay

HIện nay, với sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/NĐCP/2015 về đăng ký kinh doanh, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói chung và chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần đã đạt được nhiều thành tựu nhất định và hoàn thiện hơn so với các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật có nhiều vấn đề cần phải xem xét cẩn trọng để tránh tác động không tốt từ việc chuyển đổi hình thức công ty đến trật tự công.

Ví dụ 1: Công ty TNHH A có 02 thành viên, được thành lập tháng 1 năm 2020, vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Công ty đã đi vào hoạt động từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng các thành viên công ty A mới góp được 1 tỷ đồng, đồng thời quá 60 ngày pháp luật quy định kể từ khi hết thời hạn góp vốn 90 ngày nhưng công ty A không điều chỉnh lại vốn mà mặc nhiên các thành viên đã góp đủ 2 tỷ đồng. Nay công ty A nhưng muốn chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực này cần phải có vốn pháp định – 20 tỷ là tối

thiểu, nên họ quyết định chuyển đổi công ty TNHH thành công ty Cổ phần để thuận lợi hơn trong việc huy động vốn.

Theo quy định công ty đã tổ chức họp HĐTV, trong cuộc họp các thành viên thống nhất chuyển đổi thành công ty CP bằng các tiếp nhận thêm thành viên mới góp vốn, đồng thời các thành viên cũ cũng góp thêm như sau: các thành viên hiện hữu thống nhất đã góp đủ 2 tỷ (mặc dù mới chỉ góp được 1 tỷ) và góp thêm mỗi người 6 tỷ để chuyển đổi công ty CP. Đồng thời kết nạp thêm hai thành viên mới, mỗi thành viên mới góp vốn 3 tỷ. Như vậy các thành viên hiện hữu và hai thành viên mới thống nhất phương án như trên, công ty CP sau khi được chuyển đổi sẽ có mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng – đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định.

Về mặt pháp lý, theo pháp luật hiện hành thì nội dung trong quyết định nêu trên không thể hiện bản chất của việc chuyển đổi hình thức công ty mà thể hiện bản chất của việc thành lập công ty mới như khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, cách làm này dễ đạt được kết quả. Vấn đề này được lý giải là trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ chuyển đổi của cán bộ phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cũng có quan tâm đến số vốn góp. Tuy nhiên, họ chưa hiểu sâu, nên có thể dễ dàng chấp nhận sự giải thích của công ty được chuyển đổi rằng "công ty được chuyển đổi có vốn điều lệ là 2 tỷ, tức là các thành viên có nghĩa vụ góp 2 tỷ và giới hạn trách nhiệm của công ty là 2 tỷ. Nay, công ty chuyển đổi là công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập cam kết góp 18 tỷ. Do vậy, trách nhiệm của cổ đông sẽ cao hơn, theo đó quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba sẽ được đảm bảo tốt hơn" – thực chất đây là một lý luận mang tính ngụy biện bởi khi chuyển đổi thành công ty CP thì sẽ có thêm những người thứ ba khác – nghĩa là số lượng người thứ ba sẽ tăng lên

nên số vốn này cũng tỉ lê thuận theo gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Trước khi chuyển đổi thì các thành viên chưa góp đủ vốn, vậy mà pháp luật chúng ta không có cơ chế điều chỉnh việc này, mặc cho công ty tự kê khai, tự chịu trách nhiệm, nếu trước thời điểm chuyển đổi công ty có nhiều nghĩa vụ đối với bên thứ ba nhưng sau đó chuyển đổi thành công ty CP lại kết nạp thêm hai thành viên mới, việc xử lý nghĩa vụ đối với người thứ ba sẽ được kế thừa đồng nghĩa các thành viên mới phải chịu chung đối với nghĩa vụ này tạo nên sự bất công bằng giữa các cổ đông trong công ty CP được chuyển đổi.

Ví dụ 2: Đối với các trường hợp chuyển đổi hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP kể cả trường hợp chuyển đổi bởi pháp luật – trường hợp công ty TNHH vượt quá 50 thành viên góp vốn, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn yêu cầu trong hồ sơ phải có Quyết định của HĐTV về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là việc làm thể hiện tính cẩn trọng dựa trên cơ sở tính hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – Luật Doanh nghiệp 2014 quy định mọi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP phải có quyết định của HĐTV. Từ đó cho thấy rằng khi xác định Quyết định chuyển đổi là căn cứ chuyển đổi, thì khi quyết định này bị hủy sẽ kéo theo việc chuyển đổi hình thức công ty bị hủy đồng thời việc chuyển đổi bởi pháp luật cũng không khác gì về chuyển đổi tự nguyện.

Ví dụ 3: Công ty TNHH B có 3 thành viên là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có vốn điều lệ 50 triệu đô la mỹ. Công ty được cho thuê đất 50 năm để thực hiện dự án xây dựng công ty sản xuất hàng may mặc trong khu công nghiệp C. Trong quá trình thực hiện dự án, công ty thiếu vốn do các nhà đầu tư chưa góp đủ, HĐTV công ty quyết định huy động thêm vốn từ D – D sẽ mua 20 triệu đô tiền vốn góp trong

công ty B, thời điểm này công ty mới góp được 30 triệu đô. Sau khi chuyển nhượng vốn hai bên làm thủ tục chuyển đổi thành công ty CP. Sau 6 tháng chuyển đổi công ty, kết cấu hạ tầng ở khu công nghiệp C được nâng cấp, đưởng được mở rộng và kết nối với các vùng kinh tế khác, đồng thời bên ngoài khu Công nghiệp là dự án khu dân cư đông được phê duyệt quy hoạch, giá đất cho thuê ở khu công nghiệp tăng giá gấp 2 lần. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy điều đó nên đã gửi thông báo đến D đề nghị hủy bỏ hợp đồng và hủy bỏ việc chuyển đổi hình thức công ty vì lý do khi chuyển nhượng bên nước ngoài chưa góp đủ vốn nên chưa có quyền sở hữu làm cho hợp đồng vô hiệu. Thực tế cho thấy cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không có cơ chế xác định nhà đầu tư nước ngoài đã góp được bao nhiêu và tỉ lệ góp của các thành viên nên khi công ty góp chưa đủ không có căn cứ để từ chối tiếp nhận hồ sơ, bởi bên Việt Nam – D mua lại phần vốn góp thì chỉ làm việc với phòng đăng ký kinh doanh mà thôi nên khi xử lý hồ sơ họ chỉ căn cứ trên thành phần hồ sơ quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, nếu đầy đủ thì sẽ cấp thay đổi, vấn đề tranh chấp ở đây ảnh hưởng trưc tiếp đến quyền lợi của D khi D đầu tư vào công ty. Nếu văn bản chuyển nhượng bị tuyên vô hiệu thì phải khôi phục lại công ty TNHH và D đương nhiên mất tư cách cổ đông và chỉ nhận được lại phần vốn đã mua trong khi đó giá đất đã tăng lên rất nhiều gây thiệt lại cho D mà pháp luật chưa có cơ chế bảo vệ cho những người như D trong trường hợp này.

Luật Doanh nghiệp 2014 chưa có quy định cụ thể về việc xác định vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên khi chuyển đổi, nên thực tiễn việc chuyển đổi công ty sang công ty CP các thành viên công có thể tự hô biến chỉ cần được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận. Thực tế có những công ty khi chuyển đổi họ thực hiện việc định giá toàn bộ công ty và quy đổi ra vốn góp và

chia cho các thành viên theo tỷ lệ sở hữu tại thời điểm chuyển đổi. Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp không ít những phiền phức, đặc biệt là các công ty khi chuyển đổi mà giá trị được xác định ít hơn vốn chủ sở hữu. Trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu giải trình, cung cấp các tài liệu chứng minh bởi Luật Doanh nghiệp quy định thành phần hồ sơ không bao gồm những tài liệu này; có những công ty khi chuyển đổi các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn chưa đủ, nhưng vẫn được chuyển đổi bình thường.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tồn tại được sáu năm cũng đã cho chúng ta thấy rõ những tác động tích cực trong thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và thể hiện được vai trò đối với sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập của quốc gia. Bên cạnh đó cũng thể hiện không ít hạn chế, để đáp ứng xu thế phát triển của thế giới cũng như giải quyết các vấn đề mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa đáp ứng được, Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 với nhiều cải tiến tiến bộ hứa hẹn sẽ góp phần cải thiện sự phát triển của Doanh nghiệp trong nước và thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa.

Về các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung thêm việc cho phép Doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty CP, công ty Hợp danh chứ không như trước đây là chỉ cho phép chuyển đổi thành công ty TNHH. Đây là một sự tiến bộ trong cải cách về doanh nghiệp hứa hẹn sự thành công của Luật Doanh nghiệp năm 2020 trong sự thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

Đối với các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP về cơ bản Luật Doanh nghiệp

năm 2020 không có điều chỉnh gì về phương thức chuyển đổi mà chỉ có duy nhất một điểm đáng chú ý đó là có sự kết hợp các phương thức hiện hành với “các phương thức khác”. Ở đây phương thức khác là các phương thức nào thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn bỏ ngỏ chưa có quy định cụ thể, có lẽ chúng ta phải chờ đợi văn bản hướng dẫn để có thể biết thêm và có những đánh giá nhất định về phương thức khác này.

Một điểm nổi bật đáng chú ý nữa là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã rút ngắn thời gian về thực hiện thủ tục hành chính đối với thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc đối với tất cả các chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong đó có chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. Đây cũng là điểm tiến bộ trong cải cách thực hiện thủ tục hành chính nhằm giúp các Doanh nghiệp giảm thiểu thời gian trong thực hiện thủ tục chuyển đổi. Một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của doanh nghiệp về sau.

Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2020 chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng một tương lai tươi sáng sẽ đến đối với các doanh nghiệp, một tương lai thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa, một tương lai có hành lang pháp luật thông thoáng giúp các doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi nhất có thể trong khuân khổ pháp luật cho phép giúp góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên hơn nữa đồng thời cũng tăng cường sự hội nhập nền kinh tế quốc tế một cách toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)