Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Hiến pháp 2013

Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định quan trọng cho công cuộc đổi mới toàn diện ở đất nước ta nói chung, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp nói riêng. Bằng việc quy định "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" (Khoản 1 Điều 102), Hiến pháp xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử; là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật trong đó có tranh chấp hành chính trong quản lý đất đai và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì vậy, quy định của Hiến pháp là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, trong đó có án hành chính về đất đai, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền.

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đó, Hiến pháp 2013 quy định các nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù trong tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân tại Điều 103 của Hiến pháp. Quan trọng nhất, Hiến pháp quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là một bảo đảm hiến định quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 32 - 33)