Nghĩa của việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chínhtrong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 35 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. nghĩa của việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chínhtrong lĩnh

Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có những ý nghĩa nhất định đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đối với việc đảm bảo quyền và lợi ích của người dân khi tham qua quan hệ hành chính đất đai và trong việc thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước, chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động quản lý và giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Việc giải quyết các vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý đất đai, giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhìn nhận, rà sốt lại những quyết định, hành vi hành chính của mình trong hoạt động quản lý đất đai để thực hiện điều chỉnh, xử lý các quyết định hành chínhnếu phát hiện có vi phạm, nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Mặt khác, việc giải quyết các khiếu kiện quyết định hành trong lĩnh vực đất đai chínhlà nhằm giải quyết tốt các tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai giữa người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia quan hệ hành chính đất đai.

Việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tịa án nhân dân nhằm một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của các quyết định hành chínhtrong hoạt động quản lý đất đai của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Để ban hành bản án, quyết định đúng đắn nhằm giải quyết triệt để tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Cuối cùng, việc giải quyết vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai cịn góp phần khơng nhỏ trong hoạt động tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước đến người dân, góp phần hạn chế, giảm thiểu được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người dân đối với các quyết định hành chínhcủa cá nhân, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý đất đai, đồng thời giúp cho người dân nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình khi có tranh chấp xảy ra và khi tham gia tố tụng hành chính.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân

Hoạt động và kết quả giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tịa án nhân dân chịu sự ảnh hưởng nhất định của nhiều yếu tố. Phải kể đến là một số yếu tố như:

1.5.1. Yếu tố chính trị, kinh tế: văn hóa, xã hội:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật đất đai của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương, do có những đặc thù nhất định nên vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai cũng có một số điểm đặc biệt, nhất là đối với những địa phương có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp.

Những địa phương có nhiều vấn đề về dân tộc, tơn giáo hoặc trình độ, nhận thức cịn thấp thì dễ dàng bị các phần tử kích động, xúi dục và lơi kéo chống phá chính quyền hoặc gây mất đồn kết trong nhân dân, gây mất niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Vấn đề này thường xảy ra nhiều trong quá trình tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước với người dân mà chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Vì vậy, việc giải quyết các vụ án hành chính phải đảm bảo sự phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương đó. Có như vậy thì các tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai mới được giải quyết triệt để, tránh được tình trạng khiếu kiện bức xúc, kéo dài, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

1.5.2.Yếu tố chính sách pháp luật:

Một trong những yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính là sự hồn thiện của hệ thống pháp luật. Khi áp

dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tịa án nhân dân, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng hành chính và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan nhằm đưa ra bản án và quyết định giải quyết chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai khơng hồn thiện, thì chất lượng áp dụng pháp luật sẽ khơng cao, thậm chí khơng thực hiện được. Vì vậy, để hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Toà án nhân dân đạt hiệu quả cao, địi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện và thống nhất của hệ thống pháp luật thực định; sự hoàn thiện và thống nhất của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật và văn hố pháp lý của cán bộ, cơng chức Ngành Tịa án và nhân dân.

Sự hồn thiện và thống nhất của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật biểu hiện thông qua các vấn đề cơ bản như các văn bản pháp luật có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của Toà án nhân dân, các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính, pháp luật đất đai, việc ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật…

Ý thức pháp luật và văn hố pháp lý của cán bộ, cơng chức và các tầng lớp nhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật. Điều này cho thấy có sự hồn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật mới đạt chất lượng cao.

Hoạt động giải quyết án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai phải dựa trên cơ sở chính sách, các quy định pháp luật về đất đai. Chính sách pháp luật đất đai Việt Nam có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi qua các thời kì và hiện nay là Luật đất đai 2013 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, quá trình sử dụng đất đai phát sinh từ những thời điểm trước đó đến nay mới phát sinh tranh chấp thì căn cứ vào tính chất của từng tranh chấp để Tịa án quyết định áp dụng pháp luật về đất đai cho đúng nhằm giải quyết chính xác nội dung của tranh chấp.

1.5.3.Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán:

Phong tục, tập quán thực chất là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Các quy tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ tranh chấp đất đai nói riêng, đặc biệt có ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Phong tục, tập quán là một bộ phận cấu thành căn bản của truyền thống văn hoá và giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam. Áp dụng phong tục, tập quán là một trong các biện pháp cần thiết để bảo vệ các bản sắc văn hoá và chuẩn mực đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam hiện đang có nguy cơ bị mất dần dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự mở rộng giao lưu quốc tế.

Phong tục, tập quán có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tố tụng và đưa ra đường lối giải quyết các tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai mang tính tộc người và khu vực.

Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân trong giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai đó là: Chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức Ngành Tồ án mà trước hết là trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật, do đó họ cần phải có những tố chất nghề nghiệp nhất định. Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, địi hỏi họ phải có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp…Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia xét xử là sự tổng hợp chất lượng của từng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… tham gia xét xử được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn về chun mơn, phẩm chất chính trị, đạo đức; khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và theo qui định của ngành.

Là người giữ vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử tại Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là những người am hiểu pháp luật, có trình độ chun mơn và kỹ năng xét xử. Xét xử là một cơng việc phức tạp, địi hỏi người tham gia phải có trình độ am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng sống, có khả năng nắm bắt được diễn biến phức tạp của vấn đề. Chính vì vậy, ngồi những tiêu chuẩn "cứng” về điều kiện trở thành Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã được pháp luật qui định thì họ cịn phải có những năng lực "đặc biệt” được hình thành thơng qua q trình giao tiếp xã hội, qua học tập... Có thể kể đến một số kỹ năng cơ bản như:

- Nắm vững các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm một cách chuyên sâu; thu nhận và xử lý thơng tin để phục vụ việc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Có khả năng phân tích, đánh giá một cách chính xác, tồn diện những

tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho việc ra các quyết định, bản án phù hợp với thực tiễn.

- Có khả năng lập luận, tranh luận, lấy lời khai với những người tham gia tố tụng; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tồ theo đúng quy định của pháp luật.

Ngồi các điều kiện về chun mơn, họ cịn phải có trình độ lý luận chính trị, phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, coi đây là một yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến q trình xét xử của Tồ án nhân dân hiện nay. Mặt khác, đây cũng là cơ sở quan trọng, mang tính pháp lý cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo cán bộ. Đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ ngành tư pháp là tiêu chuẩn tối quan trọng, bởi vì hoạt động nghề nghiệp của họ mang tính đặc thù, có tác động trực tiếp đến đến danh dự, quyền tự do, tài sản,… của con người. Những giá trị đạo đức của đội ngũ này được thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động nghề nghiệp và trong đời sống hàng ngày.

Trong hoạt động nghề nghiệp, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các cán bộ tư pháp khác phải đảm bảo được yếu tố khách quan, công bằng, vơ tư, khơng vụ lợi cá nhân, có lý, có tình. Sự cơng bằng, vơ tư và khách quan là hiện thân những giá trị của một nền tư pháp dân chủ. Trong q trình xét xử họ phải cương quyết tơn trọngnguyên tắc này, vượt qua những tác động khách quan để đưa ra quyết định, bản án đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, vơ tư, đúng pháp luật. Trong quá trình xét xử địi hỏi họ phải có lương tâm, sẵn sàng nhận và sửa chữa những sai sót gặp phải, có tinh thần trách nhiệm trong xét xử, luôn đặt niềm tin vào cơng lý. Do đó yếu tố năng lực đội ngũ

cán bộ thẩm phán Tòa án trong giải quyết án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là rất quan trọng.

1.5.5.Yếu tố hội nhập quốc tế:

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu khái niệm này; Trong bối cảnh nước ta đang “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm, xu hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp cụ thể của nước ta trong quá trình hội nhập.

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phịng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau11.

Đối với hoạt động giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, vấn đề hội nhập quốc tế, việc tham gia các Điều ước, công ước của Việt Nam trên thế giới có sự tác động khơng nhỏ đến chính sách pháp luật của Việt Nam và cách thức giải quyết tranh chấp khiếu kiện quyết định hành

11

Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; http://www.nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi- nhap- kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien

chính trong lĩnh vực đất đai. Để theo kịp bắt nhịp với quốc tế, Việt Nam cần có những chính sách pháp luật đất đai phù hợp, cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai phù hợp, theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. Như vậy, việc hội nhập quốc tế ln có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai về kết quả và chất lượng.

1.5.6.Yếu tố về trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành Tòa án:

Bên cạnh những yếu tố khác thì cơ sở vật chất của Tồ án nhân dân, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộNgành Tồ án có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hành chính về đất đai.

Cơ sở vật chất phục vụ xét xử bao gồm: Trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác xét xử, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu…có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 35 - 45)